Một số tiêu chuẩn để chọn trung tâm học Anh văn

Bây giờ trung tâm học Anh văn mở lên khắp nơi. Đây là một điều tốt, vì càng nhiều trung tâm thì sinh viên học sinh chúng ta càng có nhiều lựa chọn để tìm được một trung tâm tốt và hợp túi tiền.

Tuy nhiên, thế nào là một trung tâm tốt? Đây là một câu hỏi mà tôi đã từng đặt ra vào những ngày tôi còn học thêm Anh Văn. Có phải trung tâm đắt tiền là tốt hơn? Học online có tiện lợi và có ích như họ quảng cáo không? Hiện giờ tôi đã đi sâu hơn vào thế giới giáo dục nên cũng biết hơn được tôi ngày đó một chút. Vì vậy tôi quyết định viết bài này, hy vọng sẽ giúp được một số bạn có cùng băn khoăn thắc mắc như tôi ngày ấy.

1. Trung tâm đắt tiền hơn là tốt hơn? Không hẳn vậy. Bạn nên biết là trung tâm thu học phí cao vì nhiều thứ: tiền thuê mặt bằng (vị trí đẹp thì phí thuê mặt bằng cao hơn), tiền thuê các consultants (những người nói chuyện với bạn để thuyết phục bạn vào học ở trung tâm. Họ ăn mặc càng lịch sự, nói chuyện càng chuyên nghiệp thì lương cũng cao tương ứng), tiền bảo vệ, tiền cơ sở vật chất (phòng ốc tiện nghi, thư viện, máy tính, softwares,…)… tất cả những chi phí này đều từ học phí của các bạn ra. Đương nhiên là vào một nơi thoáng mát lịch sự, thoải mái thì có không khí học tập hơn, nhưng với các bạn có sẵn mục đích học tập và không có nhiều kinh phí, thì những “dịch vụ cộng thêm” như thế này không xứng đáng với số tiền mình bỏ ra.

2. Vậy trung tâm nào thì tốt nhất? Thật ra thì định nghĩa trung tâm tốt nhất tùy thuộc vào bạn. Bạn cần học cái gì (TOEIC, TOEFL, IELT, …), bạn yếu phần nào (nghe-nói, ngữ pháp, đọc,…), bạn đang muốn cải thiện phần nào, khả năng tự học của bạn tốt không, khả năng tài chính thế nào.

Theo tôi, thì trước tiên lớp học không được quá đông. Nếu lớp học có trên 30 học viên, thì thà bạn để dành tiền và tự học ở nhà sẽ tốt hơn. (trừ phi bạn thích cô bé hay anh chàng nào đó trong lớp ;), cái đó thuộc một lĩnh vực khác ngoài tầm của bài này).

Mỗi trung tâm sẽ có một thế mạnh nhất định. Trong các trung tâm tôi học qua, có chỗ thì mạnh về phần phát âm, nói, có chỗ thì mạnh về văn phạm (ngữ pháp), có chỗ thì mạnh vể phần đọc hiểu (để thi TOEFL).

Mỗi trung tâm sẽ một số giáo viên giỏi đặc biệt, nếu bạn có thể điều tra ra thầy cô nào giỏi nhất nhì trung tâm và xin vào lớp đấy thì rất tốt. Sau một thời gian dài học và một thời gian ngắn dạy học, tôi phát hiện ra một giáo viên giỏi sẽ giúp bạn rất nhiều trong tiến trình học tập và giúp bạn tiến bộ nhanh.

Có một điều mà tôi thấy trung tâm đắt tiền hơn hẳn trung tâm vừa, đó là họ có giáo trình tốt. Ngày đó khi tôi bấm bụng xin phép mẹ đi học ở một trung tâm đắt nhất nhì TP ngày đấy chỉ là vì tôi mượn được một giáo trình từ một học viên của họ. Tôi phải công nhận là giáo trình này rất tốt cho những ai muốn học để thi TOEFL, và tôi không thể nào tìm được giáo trình tương tự ở ngoài. Tuy nhiên sau khi vào học, thì tôi thấy ngoài giáo trình hay, cơ sở vật chất sang trọng, trung tâm cũng như các trung tâm khác. Quyết định là bỏ một số tiền lớn như thế chỉ vì giáo trình là không đáng (so với hoàn cảnh kinh tế) tôi quyết định dừng lại. Bây giờ, trong thời đại thông tin bùng nổ, các bạn hoàn toàn có thể tìm được các tài liệu cần thiết, nên trừ phi kinh tế không phải là một vấn đề lớn với bạn, tự học và tự tìm tài liệu vẫn tốt hơn.

3. Học online tiện lợi. Không hẳn vậy. Nếu bạn mua được một giáo trình tốt (sách hoặc DVD) để học thì hiệu quả cũng không kém gì học online, mà bạn lại không phải trả tiền internet và không phải ngồi máy tính cả ngày (hại cho sức khỏe). Phần giao tiếp online, nếu là một “classroom” thì bạn sẽ nghe nhiều loại tiếng Anh khác nhau do những người học khác. Tuy nhiên, bạn không thể thấy trực tiếp thầy cô, nên cả khi họ có muốn giúp bạn chỉnh sứa phát âm thì cũng khá khó khăn.

4. Với số lượng thông tin như vậy, tôi sẽ tự học! Tôi không khuyên như thế. Nói chung là nếu có thầy cô hướng dẫn thì việc học sẽ dễ dàng hơn và bạn sẽ dễ tiến bộ nhanh hơn. Nhất là nếu các bạn mới chập chững học Anh Văn, tìm được chỗ học tốt khá quan trọng. Sau khi bạn đạt được một mức độ nào đấy thì bạn có thể chuyển qua tự học.

The secret power of Youtube and of yourself

So I came across this article from CNN about an interesting TEDtalk: “The secret power of YouTube”. You might still remember that we mentioned about TEDTalk a while ago in this post, and you can always visit their website for more talks at http://www.ted.com/. Please note that the talks there are more suitable for advanced learners only. The article, however, can be read with intermediate level.

In the talk, Chris Anderson defined the term crow-accelerated innovation, and he provided the three things he believe needed for such innovation to take off: a “Crowd”, “Light” and “Desire”. It is a notable article and talk, you should definitely try to have a look 😉

Now you might ask, “so what does it have to do with English learning?” Since I can’t practically add anything interesting to the table as his wording is just right, I will simply quote Christ here:

“Crowd: It can be any group, small or large, of people who share a common interest. The bigger the group, the better the chance that it contains real innovators. But successful crowds also depend on lots of other roles like trend-spotters, cheerleaders, commenters, and even skeptics.

Light: You need to be able to see what the very best people in the crowd are capable of. And the amazing thing about the Web is that even when the crowd is in the millions, the best contributors can readily bubble up to the surface — for example, by winning the most views or highest ratings on a website.

Desire: On the Web, this is provided through social recognition. If you can do something innovative and special, you get thousands of people viewing your work and talking about you. It’s intoxicating. And it’s driving hundreds and hundreds of hours of effort from potential innovators across the globe.”

This makes me think of our blog, of the reason why I decided to create this blog, ask for help from others, and why I decided to go back and keep the blog running.

I hope that I can create a bigger CROWD of students who are aware of the importance of learning English, who know how to learn English (as well as other foreign language) effectively and economically.

I have once been struggling with trying to get the best TOEFL test score out of the minimal amount of money my parents could offer me. I have made a number of trials, ranging from learning solely at school (university), at home, go to cheap to expensive learning centers. For the first type (cheapest) I only need to go to class once to decide that it does not worth my time sitting in and getting bored. For the most expensive one I only attend one of their class to realize that they don’t really worth the money I spent. I have also tried online study, and finally go back to self-study with a bunch of books and my cassette player. I realize that everything come down to HOW you learn it. That is the reason I would like to shred a LIGHT to you guys of what I have been able to do (and so you can, too), and asked that my friends help and do the same.

Of course there is that bit of DESIRE in it, that we have an audience, that we help 😉

We all know that we all DESERVE to be able to learn and get better.

English is not a goal, but more like a tool. High TOEFL or IELTS scores, however are our goal, and our tool to apply to study abroad. But after that, English come back again as a tool, to communicate and to help us advance in our life, as well as in our work. It burdens me that many of us have hard time to get better at English because of their financial problems. So, if you find us helpful, please, create a bigger CROWD and help your friends by introducing us to them. Spread the word.

The more people know English (or any other language), the more people go study abroad, the better we can help our country to develop. For a bright future of Vietnam 🙂

Nên dùng từ điển nào

Khi bạn học một ngôn ngữ mới, một trong những vấn đề nan giải – và rất quan trọng – đó là, “tôi nên dùng từ điển nào”?

Nếu các bạn ra nhà sách, các bạn sẽ bị choáng ngợp bởi các loại từ điển khác nhau và từ các nhà xuất bản khác nhau. Làm sao đây?

Bạn phải có cả 2 loại, từ điển Anh-Việt và Anh-Anh. Và bạn nên dùng từ điển Anh-Anh càng nhiều càng tốt!

1. “Traduire c’est trahire.” Nếu các bạn học Song Ngữ Pháp-Việt như tôi, các bạn hẳn là biết câu nói nổi tiếng này “Traduire c’est trahire”, dịch nôm na ra tiếng Việt là “Dịch là phản nghĩa”. Chúng tôi biết câu này ngay từ những ngày đầu học tiếng Pháp (là lớp 6, ngày đó Song Ngữ là chương trình mới, chỉ bắt đầu từ lớp 6 chứ không từ lớp 1 như bây giờ), và nó theo chúng tôi trong cả quá trình học ngoại ngữ. Chúng tôi luôn tránh dịch ra tiếng Việt. Tôi biết, các bạn đang cảm thấy khó chịu… tôi cũng thế. Học từ mới mà không dịch ra thì làm sao mà học??? Tuy nhiên, tôi xin đưa một ví dụ nhanh gọn vì sao “Traduire c’est trahire”, đó là từ “spite”

Từ điển vdict online dịch là 1. sự giận, sự không bằng lòng, 2. sự thù oán; mối hận thù

Từ điển Merriam-Webster’s Learner dictionary giải thích là: a desire to harm, anger, or defeat another person especially because you feel that you have been treated wrongly in some way

Khi dịch ra tiếng Việt chúng ta đã bỏ qua hàm ý của từ này, đó là nguồn gốc của sự không bằng lòng, sự hận thù đó là do bạn cảm thấy mình bị đối xử không công bằng, và chúng ta cũng bỏ qua ý “desire to harm or defeat”. Sự khác nhau này, theo tôi, là do văn hóa và truyền thống (cultural difference). Chúng ta không có khái niệm, từ ngữ nào thật sự tương đương với “pliant”, mà chúng ta chỉ có từ gần nghĩa với pliant mà từ điển Vdict dịch.

Đương nhiên với các từ căn bản, như “nhà”, “cửa”, trường”, “học”,… cho những bạn mới học Anh Văn, thì dịch hay không dịch cũng không thật sự quan trọng. Nhưng nếu các bạn đã qua giai đoạn beginner thì tôi khuyên các bạn nên dùng từ điển Anh-Anh trước để tra từ, cố gắng hiểu rồi dùng từ điển Anh-Việt để kiểm tra lại. Đến trình độ cao cấp, bạn sẽ hầu như không cần đến từ điển Anh-Việt nữa.

2. Học trong khi học. Khi dùng từ điển Anh-Anh, các bạn sẽ đồng thời luyện tiếng Anh, học thêm từ mới, ôn lại từ cũ, xem cách họ viết câu và giải thích từ… Nhờ vậy mà vốn tiếng Anh và khả năng sử dụng tiếng Anh của bạn sẽ tiến bộ nhanh hơn, và tự nhiên hơn.

Chúc các bạn học tiếng Anh vui 😉

Bắt đầu học tiếng Anh thế nào? – Phần 2

Như tôi đã nói ở phần 1, bắt đầu học tiếng Anh bằng cách học phát âm chuẩn rất quan trọng. Thường khi chúng ta nói chuyện mà người khác cứ phải hỏi lại chúng ta đang nói gì, thì chúng ta sẽ cảm thấy không thoải mái (có thể là mặc cảm một ít) và nhiều khi sẽ không đủ tự tin để nói tiếp. Ngược lại, khi chúng ta phát âm đúng, ta sẽ có thể nói chuyện với người nước ngoài dễ dàng hơn. Và khi người ta hiểu chúng ta, thì ta có thể nói chuyện nhiều hơn, tiến bộ trong giao tiếp, và tiến bộ trong việc học tiếng Anh. Và chúng ta sẽ nhanh chóng tiến bộ hơn nếu chúng ta có thể giao tiếp tốt hơn.

Đương nhiên, nếu bạn không phát âm chính xác thì cũng đừng ngại ngùng. Hãy cứ nói, và thầy cô sẽ dần dần sửa cho bạn (hoặc là sau một thời gian bạn sẽ tự nhận ra sai sót của mình!) Lấy ví dụ cụ thể, ngày tôi mới vào ĐH, tôi phát biểu rất hăng hái trong những giờ học AV. Thời học Phổ thông tôi học chuyên Pháp. Tôi thừa biết tiếng Anh của mình không giỏi, phát âm không chính xác, nhưng tôi muốn luyện tiếng Anh. Các bạn mới học như tôi thì rất ngưỡng mộ, họ nghĩ rằng tôi rất giỏi tiếng Anh nên mới dám nói nhiều như thế, và nói nghe có vẻ lưu loát thế. Tuy nhiên, các bạn của tôi mà học AV từ cấp 2, họ nhận ra ngay là tôi “Nói tiếng Anh kiểu Pháp”, và chắc chắn là tôi đã mắc rất rất nhiều lỗi ngữ pháp các loại. Chẳng có vấn đề gì. Nếu tôi giỏi tiếng Anh rồi, thì tôi đã chẳng cần phải đến lớp, phải không các bạn? 😉

Đi kèm với học nói chắc chắn là học nghe. Cái này thì tôi cũng không cẩn phải nói nhiều, chúng ta đều biết cả rồi. Nghe nhiều, càng nhiều càng tốt. Nếu bạn mới bắt đầu học thì nghe các bài nói chậm. Từ từ theo thời gian các bạn sẽ có thể nghe các bài nhanh hơn. Các bạn có thể nghe một cách chủ động, nghe để học. Khi các bạn đang bận làm một việc gì đó, các bạn có thể nghe để quen với các âm tiết  và học một cách vô thức (Lúc này các bạn không cẩn phải thật sự để ý vào bài nói).

Nếu bạn mới chân ướt chân ráo vào ngưỡng cửa học Anh Văn, tôi nghĩ các bạn nên tập trung vào các bài nghe từ các sách, băng đĩa học ở nhà, cho Beginner (sơ cấp) và Intermediate (trung cấp) levels. Các bài podcasts chậm (như ESLPod), tin trên mạng (như NPR hay VOA Special English), v.v… thường thích hợp hơn với trình độ intermediate. Còn các TV shows, một số các podcasts nhanh, tin online từ CNN, …, dành cho trình độ advance (cao cấp). Khi học, các bạn có thể học song song. Ví dụ như, ở trình độ sơ cấp các bạn nghe để học các bài phù hợp với trình độ của mình, nhưng đồng thời các bạn có thể song song nghe các bài ở trình độ tiếp theo để làm quen, và giúp mình nhanh chóng tiến bộ hơn.

Chúc các bạn học AV vui 🙂

Bắt đầu học tiếng Anh thế nào? – Phần 1

Đây là câu hỏi mà chúng tôi nhận được từ rất nhiều bạn đọc. Chúng tôi hiểu câu này là “Cách nào để bắt đầu học tiếng Anh một cách hiệu quả và kinh tế (tiết kiệm) nhất?” Đương nhiên nếu gia đình bạn khá giả, chuyện này cực kì dễ, đăng kí học ở một trung tâm tốt. Còn nếu không?

Đầu tư vào học phát âm.

Nếu bạn có thể đầu tư một số tiền nhất định vào việc học anh văn, tôi xin đề nghị bạn dùng nó để đăng kí một lớp căn bản ở một trung tâm tốt, nơi có giáo viên nước ngoài dạy, hoặc ít nhất là giáo viên VN có kinh nghiệm tốt. Cho dù bạn có phải hy sinh vài (hoặc tất cả) khóa học ở các trung tâm rẻ hơn, theo tôi, nó cũng thật sự xứng đáng! Ở đây bạn sẽ được học phát âm đúng cách. Nếu không, bạn có thể tìm mua đĩa CD, chương trình, xem các TV shows, mà bạn có thể nhìn rõ cách phát âm và bắt chước theo.

Hãy tin tôi, học phát âm là một trong những bước khó khăn nhất khi học ngoại ngữ mới. Bạn sẽ muốn phát âm đúng ngay từ những ngày đầu làm quen với ngôn ngữ này. Nếu bạn học phát âm không chính xác, và quen với cách phát âm sai này, đến khi cần sứa lại cho đúng sẽ vô vàn khó khăn! (Tuy nhiên, nếu các bạn có quyết tâm và chăm chỉ luyện tập, bạn hoàn toàn có thể sửa được!)

Thông thường khi học nói bằng tiếng Anh, chúng ta hay tìm những âm tiếng Việt tương tự như âm tiếng Anh đấy. Làm như thế thì rất thuận tiện và dễ dàng cho chúng ta. Tuy nhiên, tiếng Anh và tiếng Việt hoàn toàn khác nhau. Nếu các bạn đã từng nghe người nước ngoài nói tiếng Việt, các bạn sẽ nhận thấy rằng thường thì họ phát âm tiếng Việt không chính xác. Đó là do họ dùng cách phát âm của họ để phát âm tiếng Việt. Tôi tin rằng nếu có một kì thi nói tiếng Việt thì có lẽ chỉ một sốt rất ít người nước ngoài có thể đậu được 😉

Để học phát âm, bạn cần phải nhìn thấy người bản xứ phát âm thế nào. Quan sát cử động của miệng, răng, lưỡi của họ, và bắt chước theo. Chúng ta không cần phải phát âm hoàn toàn chính xác, chúng ta chỉ cần chính xác đến mức người nước ngoài có thể nghe và hiểu được 😉 Và, khi giao tiếp, nếu ngữ pháp của bạn có không chuẩn đôi chút nhưng phát âm tốt, người đối diện vẫn có khả năng đoán được bạn muốn nói gì. Nhưng nếu bạn phát âm sai (vd: “Tôi thích con chó của bạn” thành “Tôi thịt con chó của bạn”) thì hmm… các bạn cũng có thể đoán được hậu quả rồi 😉

Dù cho bạn học Anh Văn để thi Toefl, đi học nước ngoài, hay để làm việc, mục đích cuối cùng cũng là để giao tiếp bằng tiếng Anh. Vì thế, tôi chúc các bạn bắt đầu học Anh Văn tốt.

PS: Chúng tôi cũng có nhận được câu hỏi, các bạn thắc mắc 18 tuổi có quá trễ để bắt đầu học AV không? Tôi xin phép trả lời là không. Tôi bắt đầu học AV khi vào ĐH, và nhiều bạn của tôi cũng thế.

Tiếng Anh cho người đã đi làm

Sau một thời gian học tiếng Anh, mình có cảm giác quan trọng nhất trong tiếng Anh là “rèn luyện thường xuyên”. Ngày nào cũng học, một chút cũng được. Nhưng không như bọn trẻ bây giờ, tiếp xúc với tiếng Anh sớm, học rất nhanh. Chúng ta lớn, tiếp xúc với tiếng Anh trễ hơn, phần lớn đã đi làm. Thời gian học tiếng Anh rất hạn hẹp, không thể đến trung tâm, thiếu giáo trình, hoặc có giáo trình thì ban đêm về nhà cũng khá mệt mỏi, chẳng muốn đụng đến nữa. Vậy chúng ta có thể tận dụng khoảng nghỉ giải lao trong buổi sáng và buổi trưa để học ngay tại cơ quan.

Làm thế nào? Mang theo một headphone, một cây bút, một tờ giấy, lên 2 trang sau:

http://www.goodatesl.com/
http://www.htavy.com/

Mỗi ngày dành nửa tiếng nghe đi nghe lại một video của họ (bài giảng bằng video), nghe đến khi thấm thì thôi.

Nếu đã ngán các giáo trình khô khan, có thể đọc tin phiên bản tiếng Anh của những trang chúng ta hay xem.

Dân trí  http://www.dtinews.vn/news/home
Vietnamnet http://english.vietnamnet.vn/

Thanh nien http://www.thanhniennews.com/Pages/default.aspx

Đọc về những thứ diễn ra xoay quanh chúng ta sẽ làm chúng ta nhớ từ tốt hơn.

Từ điển có thể dùng từ điển online http://vdict.com/

Cảm ơn những người đã tạo ra trang này bằng cách tận dụng thật tốt nó. Hy vọng họ có nhiệt tình để tiếp tục giúp chúng ta. Quan trọng hơn, đừng để ngoại ngữ là một rào cản đưa chúng ta đến cuộc sống tốt hơn.

PS: Tiếng Anh mình sau nhiều năm vẫn cần cải thiện nhiều, cách này mình đang thử, hiệu quả cũng chưa rõ, nhưng có thể các bạn nghĩ về nó một chút.

 

Bài viết mới hơn:
Tiếng Anh dành cho người đã đi làm – Phần 2
.
Tiếng Anh dành cho người đã đi làm – Phần 3.

7 kinh nghiệm học tốt tiếng Anh

Theo ông Tim Hood, Phó giám đốc Hội đồng Anh, học tiếng Anh không nhất thiết chỉ tập trung vào học ngữ pháp và làm bài tập. Cái chính là phải chọn cách học hợp lý, đôi khi những công việc đơn giản hàng ngày cũng giúp ta luyện tập tiếng Anh. Dưới đây là kinh nghiệm sau nhiều năm giảng dạy Anh văn của ông.

1. Thích nói tiếng Anh và thoải mái khi nói

Khi sử dụng tiếng Anh, bạn đừng sợ mắc lỗi. Nếu bạn không mắc lỗi, có nghĩa là bạn không học được gì. Thường thì khi bạn sẽ mắc những lỗi nho nhỏ khi nói tiếng Anh với người nước ngoài. Nhưng điều quan trọng là những gì bạn rút ra sau khi mắc lỗi. Cũng giống như các em bé sẽ không thể tự bước đi được nếu như sợ vấp ngã.

2. Xác định xem bạn thích hợp với cách học nào

Nghiên cứu gần đây cho thấy rất nhiều người có cách học riêng mà mình yêu thích. Nếu bạn là người yêu thích hình ảnh, bạn có thể tạo ra một mối liên hệ giữa tiếng Anh và hình ảnh ví dụ bạn có thể xem phim có phụ đề tiếng Anh, cố gắng hình dung mình đang ở trong ngữ cảnh cần sử dụng tiếng Anh, liên tưởng các từ cần học với các hình ảnh. Nếu bạn là người có sở thích nghe, thì bạn hãy nghe càng nhiều bài hát tiếng Anh càng tốt và xem các phim tiếng Anh. Còn nếu bạn là người có đầu óc phân tích, hãy dành nhiều thời gian để học ngữ pháp và so sánh tiếng Việt với tiếng Anh.

Dĩ nhiên, một người học tiếng Anh tốt sẽ dành thời gian cho tất cả những việc này. Đáng tiếc là trên thế giới, rất nhiều người vẫn bị dạy theo cách truyền thống là chỉ chú trọng vào ngữ pháp và nghe.

3. Học cách ghi nhớ

Bạn có thể luyện trí nhớ của mình qua rất nhiều sách hướng dẫn. Hầu hết tất cả các học sinh giỏi tiếng Anh đều rất coi trọng việc này.

4. Tạo ra cho mình một môi trường tiếng Anh

Một doanh nhân thành đạt người Tây Ban Nha đã học tiếng Anh bằng cách dán những mẩu giấy vàng khắp nơi trong nhà mình để đi tới đâu dù là xuống bếp pha một tách cà phê, vào nhà tắm cạo râu hay dùng điều khiển ti-vi để đổi kênh, anh đều nhìn thấy những từ ghi trên đó. Khi anh đã thuộc những từ này rồi, anh thay bằng những từ mới. Bằng cách này, ngày nào anh cũng học được khoảng 10 từ, cả 7 ngày trong tuần. Bạn hãy tranh thủ đọc, nghe và nói tiếng Anh ở mọi nơi, mọi lúc.

5. Hãy nối mạng

Một cô gái người ngoại thành Hà Nội. Cứ 3 lần một tuần, cô đi xe máy đến một nơi mà cô có thể nói tiếng Anh với những người bạn của mình tại Anh, Úc và Mỹ. Đó là một quán cà phê Internet có dịch vụ voice chat.

Internet đã mang đến nhiều lợi ích cho người học ngoại ngữ. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều website hữu dụng để học ngữ pháp, từ vựng, phát âm và bây giờ, quan trọng hơn cả là: giao tiếp.

6. Học từ vựng một cách có hệ thống

Xin bạn lưu ý rằng học tiếng Anh không chỉ đơn thuần là học ngữ pháp. Khi giao tiếp, bạn lựa chọn từ vựng, kết hợp chúng và tạo thành câu để biểu đạt ý kiến của mình. Khi học từ vựng, bạn hãy bố trí sổ ghi chép của mình sao cho hợp lý. Đừng liệt kê một dãy dài các từ, ngữ mới mà hãy chia sổ của bạn ra thành từng mục chẳng hạn:

Chủ đề: shopping, holidays, money vv…

Động từ và danh từ đi liền kề: do your homework, make a cake vv…

Động từ kép: to grow up, to fell off, to look after vv…

Ngữ cố định: on the other hand, in my opinion, by the way vv…

Thành ngữ: once in a blue moon, to be over the moon, out of the blue vv…

Ngữ có giới từ: at night, at the weekend, in March, in 2003 vv…..

7. Bạn hãy phấn khích lên

Bạn hãy khởi động và làm ngay những việc bạn có thể làm ngày hôm nay, đừng để đến ngày mai. Hồi còn ở London, tôi có một cô bạn người Thái Lan theo học nghành thiết kế thời trang. Cô ấy nói tiếng Anh rất siêu. Từ khi cô 15 tuổi, cô đã tự xác định mục đích và ước mơ của mình là học ngành thời trang ở London. Cô đã tìm hiểu mức điểm IELTS cần thiết để có thể vào trường mà cô mơ ước rồi bắt tay vào học tiếng Anh ngay lập tức. Đến năm 19 tuổi, nghĩa là đã đủ tuổi để được nhận vào học, thì cô đã sẵn sàng mọi thứ. Sự khởi đầu sớm của cô quả là khôn ngoan vì một năm sau, khi khoá học kết thúc, cô trở về Thái Lan thì lúc đó bạn bè cô vẫn đang cần mẫn học tiếng Anh chờ thời điểm đi nước ngoài. Bây giờ thì cô ấy đã là một người nói tiếng Anh thành thạo, có trình độ và thành đạt.

(Theo Vnexpress)

Học – học nữa – học mãi – Bạn nghĩ sao?

Tối nay soạn lại 1 số kinh nghiệm học tiếng Anh, thấy có 2 bài khá hay nên Kid xin chia sẻ với mọi người.

Độ tuổi cho việc học học tốt nhất của chúng ta thường là dưới 30 tuổi. Lớn hơn tuổi này thì chúng ta phải lo lắng nhiều thứ; gia đình, tiền bạc, vvv… cho nên thời gian cho việc học cũng rút ngắn lại nếu chúng ta tiếp tục học vào lúc này. Vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà thực tế ngày nay, nhiều người đã qua tuổi học tốt đó cắp cặp đi học lại, học nâng cao, không phải trong nước mà ở nước ngoài. Bạn thử nghĩ xem – nếu là bạn 55 tuổi rồi và đi học tiếng Anh – bạn có ngại mắc cỡ với những bạn học tuổi bằng cháu mình hay không?

Bài viết của bác Phụng Linh – 55 tuổi học ESL: du-hoc-55-tuoi.doc (Bấm vào để tải về)

Học ở các trường danh tiếng, đó ko fải là cơ hội đuợc đánh bóng tên tuổi bản thân khi bạn làm sơ yếu lý lịch, mà ở những trường đó, bạn có cơ hội tiếp xúc với các giáo sư, các bạn đồng môn – ở nhiều độ tuổi khác nhau. Bạn sẽ nắm bắt và học hỏi được rất nhiều thứ. Sau đây là bài viết của cô Phan Thùy Anh. Kid trích dẫn vài thông tin về bài viết này như sau:

Cô Phan Gia Thùy Anh 34 tuổi, nguyên cư dân Salt Lake City, đến Mỹ năm 1980 lúc được 8 tuổi, học trung học tại Salt Lake City, sau đó học đại học University of Utah, chuyển qua Phoenix học tiếp và tốt nghiệp tại Phoenix. Cư ngụ tại Phoenix, cô đã làm việc với nhiều công ty lớn, và chức vụ hiện nay là Employee Relations Director của công ty DMB Associates tại Phoenix. Cô còn là thành viên có uy tín trong việc xét các đơn xin học bổng của các em sinh viên trong chương trình học bổng Dorrance. (Ông Dorrance, người thừa kế duy nhất của công ty xúp Campbell’s và là Chủ tịch Tổng Gíám Đốc Đại công ty Campbell’s. Chương trình này đã cấp học bổng cho các sinh viên VN để theo học tại các trường đại học tại Việt Nam từ năm 2003).

Đây là bài viết tại trường đại học Stanford, nơi mà cô theo học và từ đó cô gửi cho cha mẹ đang sinh sống tại Salt Lake City qua e mail. Bài bằng tiếng Anh, được cha cô chuyển ngữ sang tiếng Việt.

phan-thuy-anh-stanford-35-tuoi.doc (Bấm vào để tải về)

Sau khi đọc bài viết, các bạn có thể chia sẻ suy nghĩ ít nhiều với Kid ngay tại bài này.

Học tiếng Anh với Google!

Bài viết dưới đây tham khảo từ Trung tâm ngôn ngữ thuộc Đại học Stanford viết về cách sử dụng Google để nâng cao khả năng viết tiếng Anh.

Tự biên tập khi học viết:
Viết là một kỹ năng rất khó đòi hỏi sự kiên trì và luyện tập thường xuyên. Sau khi hoàn thành một bài viết, bạn muốn biết bạn mắc lỗi ngữ pháp hay cách chọn từ ở đâu. Cách thứ nhất, bạn gửi đến thầy cô giáo hướng dẫn của mình, như thế ai đó đã làm giúp bạn chỉnh sửa lại bài viết rồi. Một lựa chọn khác, khi bạn phải tự mình biên tập lại, hãy nhớ đến Google như một người bạn luôn sát cánh bên bạn đấy!

Ví dụ, giả sử rằng khi bạn vừa hoàn thành xong bài viết, trong đó có một câu mà bạn cảm thấy chưa chắc chắn: “In the first part I discuss the Einstein’s theory.” (Trong phần đầu tiên, tôi bàn về thuyết Einstein)

Bây giờ chúng ta băn khoăn không biết có phải là:

1- “in first part” hay là “in a first part” hay “in the first part”?
2- “I discuss” hay “I will discuss”?
3- “the Einstein’s theory” hay “Einstein’s theory”

Chúng ta sẽ thử kiểm tra qua Google nhé!

“in first part” – 52.000
“in a first part” – 114.000
“in the first part” – 1.210.000

Các con số kết quả tìm được đều rất lớn chứng tỏ việc sử dụng phổ biến những cụm từ này khi viết. Tuy nhiên, trong số đó “in the first part” rõ ràng có mức phổ biến lớn hơn rất nhiều hai trường hợp còn lại.

Thêm nữa, để giúp bạn tự tin hơn về quyết định có chọn cách viết “in the first part” hay không, hãy click chuột vào phiên bản “cached” trong trang kết quả tìm được. Khi đó, bạn có thể xác nhận thêm rằng nguồn tài liệu đó từ đâu đến, và cụ thể hơn là cụm từ bạn tìm kiếm sẽ được tô đậm trong trang đó. Như thế, bạn sẽ có cơ sở để tin tưởng rằng cách dùng như vậy là hợp lý và chính xác nhất.

Trong trường hợp thứ hai, câu hỏi được đặt ra là bạn nên dùng thì tương lai “will” hay không?

“I discuss” – 1.240.000
“I will discuss” – 1.060.000

Ồ, trong trường hợp này, thật khó để nói. Vậy ta phải làm sao? Bạn có thể tìm kiếm kết qủa cho cả cụm từ:

“In the first part I discuss” – 3.530
“In the first part I will discuss” – 6.090

Dựa vào kết quả bổ sung này, các bạn có thể tin tưởng hơn với cách dùng thứ hai vì lượng kết quả tìm được gần gấp đôi.

Đến trường hợp thứ 3: Bạn có nên dùng chữ mạo từ “the” hay không?

“the Einstein’s theory” – 1.960
“Einstein’s theory” – 475.000

Dựa vào sự chênh lệch qúa lớn này, bạn có thể tự tin rằng cách viết thứ hai là chính xác. Đồng thời, từ đây, bạn cũng có thể rút ra một quy luật chung cho những cấu trúc tương tự

Lý giải kết quả tìm được:
Một điều thú vị là nếu bạn thử tìm qua Google với những từ và cấu trúc câu mà theo các cuốn sách ngữ pháp tiếng Anh cơ bản thì “là sai ngữ pháp”, thế nhưng Google vẫn tìm thấy.

Ví dụ tìm “I be happy” (cấu trúc câu đúng là “I am happy”) bạn có thể sẽ ngạc nhiên vì số lượng kết qủa là 155.000 lượt. Trong đó, những kết qủa liệt kê lên đầu tiên sẽ là “Will I be happy”, “How can I be happy”, “Should I be happy” và những cấu trúc tương tự. Có thể chúng là những trường hợp mà cách sử dụng “I be happy” được chấp nhận, nhưng bạn không có đủ thời gian để lướt qua hàng trăm trang web để tìm ra đâu là cách sử dụng đúng.

Để tránh trường hợp này, bạn có thể thêm vào một từ, hoặc một cụm từ để “bắt” cụm từ bạn đang kiểm tra trở thành phần đầu tiên của một câu. Bạn thêm vào cụm từ “I said” nhé rồi tìm kiếm cả cụm từ: (sau đó, bạn có thể tự mình kiểm tra bằng cách thêm cụm từ khác, ví dụ “I know” chẳng hạn)

“I said I be happy” – 2
“I said I am happy” – 516

Sự chênh lệch lớn này sẽ giúp bạn có quyết định lựa chọn của mình.

Còn trong trường hợp nhầm lẫn giữa danh từ đếm được và danh từ không đếm được thì sao? Đây là điểm khá thú vị. Lấy ví dụ với từ “equipment”. Đây là một danh từ không đếm được nên dạng số nhiều của nó “equipments” là không hợp lý. Thế nhưng khi bạn thử tìm trên Google thì kết quả như sau:

“equipment” – 542.000.000
“equipments” – 14.000.000

14.000.000 kết qủa cho “equipments”! Đó cũng là một con số rất lớn! Tuy nhiên nếu bạn vào phần “Cached” sẽ thấy 4 kết qủa đầu tiên là những trang web từ Trung Quốc, Đài Loan và Ấn Độ, kết qủa thứ 5 là từ Canada. Như thế ta có thể suy đoán rằng “equipments” có lẽ được chấp nhận trong tiếng Anh của người Ấn. Nhưng nếu bạn là người học Anh ngữ của người Anh hay người Mỹ thì đừng dùng như vậy nhé!

Ngoài ra, Google còn giúp chúng ta nhiều chức năng ngôn ngữ khác như tra từ điển; giúp những dịch giả chuyên nghiệp kiểm tra và sáng tạo ra những khái niệm tương đương giữa hai nền văn hóa khác nhau qua việc tìm kiếm bằng hình ảnh và nhiều chức năng khác nữa.

Và để kết thúc bài viết này, tôi cũng xin nhắc lại một lần nữa Google không thể giúp bạn làm được tất cả. Tính chính xác về ngôn ngữ của Google chỉ là tương đối. Bạn vẫn cần phải kết hợp với những cuốn sách giáo khoa Anh ngữ chính thống. Chúc các bạn thành công trong qúa trình học tiếng Anh của mình.

QTM

(TTOnline)

Mind mapping, Kỹ thuật giúp tăng điểm TOEFL nhanh chóng

{Thấy bài này hay quá nên post lên cho mọi người tham khảo}

Mind mapping, Kỹ thuật giúp tăng điểm TOEFL nhanh chóng
(NSUT – Connek Group)

Tận dụng mấy ngày nghỉ, tớ nghĩ ra một số cái hay hay và viết chia sẽ với anh em. Phần sau đây tớ chia sẽ với anh em đang cày ENGLISH để đạt điểm cao trong các kỳ thi TOEFL, IELTS kinh nghiệm sử dụng Mind Mapping để tăng điểm lên 20-30%.

HỌC THÔNG MINH

Tôi giám cá với các bạn rằng 4/5 số lượng ae bắt đầu đi học TOEFL (hoặc IELTS) đều đặt ra một câu hỏi là: “Làm sao để học các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết nhanh nhất và được điểm cao nhất”, và tất nhiên gần như 9/10 câu trả lời cho câu trả lời đó là: “Bạn hãy chịu khó thực hành (đọc nhiều, nghe nhiều, làm đề nhiều) thì mới mong được điểm cao“. Quan điểm của cá nhân tôi cũng ủng hộ câu trả lời này, tuy nhiên nếu kết hợp việc “học trâu”“học thông minh” lại với nhau thì sẽ đạt được hiệu quả cao hơn. Nhưng thế nào là “học thông minh”? Mỗi người có một cách khác nhau, và tôi xin chia sẽ với các bạn cách học bằng kỹ thuật Mind Mapping mà tôi và rất nhiều ngừoi bạn khác đã áp dụng rất tốt trong những kỳ thi như là TOEFL và IELTS.

Kỹ thuật Mind Mapping là gì? Để có câu trả lời các bạn chịu khó đọc tiếp mấy dòng sau đây.

Như chúng ta biết, não chúng ta chia thành 2 phần: bán cầu trái và bán cầu phải. Bán cầu trái được dùng để sử lý các tính toán và logic, trong khi bán cầu phải lại là nơi ghi nhớ các hình ảnh. Thường thì dân công nghệ hoặc kinh tế dùng bán cầu trái nhiều hơn trong khi quên mất tầm quan trọng của bán cầu phải. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học (trong đó có Tony Buzan, người thành công nhất trong việc đưa ra lý thuyết và áp dụng kỹ thuật Mind Mapping, và người viết sách thành công nhất trong lĩnh vực này) thì nếu làm cách nào đó phối hợp cả 2 bán cầu này cùng làm việc để sử lý một vấn đề thì sẽ được hiệu quả cao hơn so với chỉ dùng 1. Lenado Da Vinci là một ví dụ điển hình về việc áp dụng 2 bán cầu này nên ông đã thành công cả 2 lĩnh vực là hội họa và khoa học. Nói tóm lại, Mind Mapping là kỹ thuật sử lý một công việc nào đó bằng cách kích cả 2 bán cầu cùng hoạt động, mà cụ thể là việc vẽ ra những sơ đồ tư duy.

OK, các bạn đã clear cái này chưa? Chắc là chưa, nhưng không sao, khi quay lại chủ đề chính của chúng ta là việc áp dụng Mind Mapping trong việc tăng các kỹ năng học Ngoại ngữ mà đặc biệt là áp dụng cho các kỳ thi TOEFL và IELTS thì các bạn sẽ dễ hiểu hơn.

VẤN ĐỀ KHI HỌC CÁC KỸ NĂNG

Lúc tôi đi “cày” TOEFL tôi thấy đa số các bạn tôi luôn luôn “khóc ròng” khi làm phần nghe, tôi hiếm khi nghe các bạn tôi than phiền là: “Không nghe thấy bọn nó nói gì” mà thường là “Nghe được hết các từ, nhưng hết bài thì chẳng hiểu gì” . Như vậy là rõ ràng các bạn ấy không có kỹ năng “nối các sự kiện với nhau rồi”. Và khi tôi đề xuất sử dụng kỹ thuật Mind Mapping vào thì tôi thấy rõ là điểm nghe của các bạn ấy tăng lên hàng ngày.

Vậy tôi đã đề xuất như thế nào? “THAY KỸ THUẬT KEY-NOTE BẰNG KỸ THUẬT VẼ MIND MAPPING”

Tôi đề nghị các bạn ý làm theo các bước sau:
Bước 1: Thông kê sơ sơ một số subject và tìm ra những điểm chung. Vì tôi thấy rõ ràng là chủ đề của các bài nghe TOEFL không rộng lắm, loanh quanh chỉ một số chủ đề như là: (1)đối thoại giữa giáo sư và sinh viên về một vấn đề nào đó ở bài luận; (2)Thắc mắc về chuyện attendance; (3)Bàn luận về kỳ nghỉ hè….
Bước 2: Gom một số chủ đề đó lại và tạo ra một form dàn ý chung. Ví dụ như dàn ý về các chủ đề việc thắc mắc về vấn đề cụ thể nào đó trong một bài giảng như hình sau:

Bấm vào ảnh để xem rõ hơn

Đây chính là Mind Mapping đấy các bạn
Các bạn cố gắng làm cái mapping này vừa đủ chi tiết (nhưng đừng quá) để có thể áp dụng cho các chủ đề khác nhau. Như trong sơ đồ trên, tôi thấy rằng các vấn đề chung khi trao đổi về các môn học thường theo form:
(1) Các câu hỏi về Who, Where, When;
(2) Các problems;
(3) Các solutions cho Problem đó.

Bước 3: Luyện tập vẽ bản đồ mind mapping thay vì key note. Khi nghe (hoặc đọc) vào một kiểu chủ đề nào đó mà bạn đã làm mind mapping trước thì ngay lập tức nghĩ đến map mà bạn đã làm (vì dụ như hình trên) và nghe đến đâu thì bạn dần dần điền vào các nhánh của Map đến đó.

Hầu hết các bạn tôi khi nghe đều key note, và cũng hầu hết các bạn tôi khi kết thúc bài nghe cảm giác rằng đống key note đó như là một mớ giấy lộn, chẳng mang ý nghĩa gì cả. Nhưng khi thay phương pháp key note bằng vẽ mind mapping thì hiệu quả nhớ tăng lên bất ngờ. Đó là vì các chi tiết các bạn đã liên kết và hình tượng hóa các vấn đề trong memory của bạn. Đó là điểm khác biệt giữa key note và mind mapping.

Khi bạn đã thành thạo với phương pháp này thì đảm bảo với các bạn điểm TOEFL của các bạn sẽ tăng thêm 20-30% so với trước. Đặc biệt là trong kỹ thi iBT kỹ năng nghe chiếm khoảng 50-60% điểm của bài thi thì việc luyện tập kỹ năng này là thật sự cần thiết.

Công cụ để vẽ mind mapping

Bạn có thể vẽ bằng tay (mà khi thi thì vẽ bằng tay thật). Hoặc bạn có thể tìm phần mềm MindJet MindManager để vẽ.

Hướng áp dụng & phát triển

Kỹ thuật Mind Mapping được áp dụng rất rộng rãi trong công việc và trong đời sống từ việc to tát như là lập kế hoạch kinh doanh cho đến việc nhỏ nhặt, cá nhân như lập lịch biểu hàng ngày. Các bạn có thể tham khảo thêm quyển sách “Bản đồ tư duy trong công việc” (Tony Buzan) đã đựoc dịch ra tiếng Việt và bán ở các hiệu sách.

Tôi hy vọng là nếu bạn nào áp dụng kỹ thuật này thành công thì có thể chia sẽ kinh nghiệm và bản đồ bạn đã sử dụng. Ví dụ như là các bản đồ dùng trong bài listening của TOEFL chẳng hạn.

Nào các bạn, hãy lập bản đồ mind mapping cho các chủ đề khác và chia sẽ với mọi người nào.

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG.

(NSUT)

Tác giả : NSUT
Nguồn : http://connekgroup.net/forum/showthread.php?t=1589

Bổ sung:
Bạn có thể download phần mềm
MindManager Pro 7 ở đây.
Mật khẩu giải nén: www.tsbay.org

Cultural differences

There are a lot of cultural differences between Vietnamese and American culture. In these short notes, I will summarize cultural differences observed in the academic environment. 

Firstly, in general, American students are more confident than VNese students. This is a consequence of American (and Western) educational system from lower grades.  Students are encouraged to express themselves openly and freely without being criticized by their teachers or their parents. In class, they can ask their teachers whenever and whatever they want. This is a sharp constrast with classrooms in VN educational system, in which students are required to be silent.

Secondly, it is perfectly OK to talk with your professors, your instructors about any problems you might have with the material given in the course. They have consultation hours, in which you can go to their offices and ask them about problems you can not solved in class. Most professors and instructors can be addressed by their first names, we don’t have to call them Professor or Dr. So and So. However, it is advisable that when writing e-mails to them we should address them with full titles  🙂

Finally, if you don’t talk much, you might be thought to be un-cooperative and not friendly. If you talk too much, they will say you are talkative 🙂 So there should be a balance, and it may depend on personalities. Being the only VNese student in my department for a few years, I have talked a lot with American students. They believed that some foreign students maintain a closed society on their own which is not preferable by the department.

I do believe that VN has 4000 years of history and American history is relative short. However, American culture has a deep root from European and other cultures, which might be more than 4000 years old. For example, in Washington D.C, the Washington monument has a shape of an obelisk, an Egyptian symbol of immortality.    

Kinh nghiệm học tiếng Anh: Những sai lầm của tôi! (2/?)

 Kỳ 2: Tự tiSự thật hiển nhiên là dân Việt ta có cái tính tự ti. Sống cạnh một đế quốc lúc nào cũng hù doạ, coi bốn cõi biên cương là man di mọi rợ, thì làm sao mà tránh khỏi cái suy nghĩ “thân phận nghèo hèn”? Dù ta có bao lần tức khí, đứng lên đánh mấy anh tàu phù ấy tơi tả nhưng trong lòng chắc hẳn có ấm ức. Mà cái anh tàu ấy cũng giỏi thiệt chứ chẳng chơi, mấy anh mũi lõ cũng phải nể sợ nên chuyện ta có ngán họ cũng là lẽ thường tình. Bảo là không sợ thì mới là ngớ ngẩn!Sau lại đến anh Tây mũi lõ. Cái anh này còn tệ hơn nữa kia, coi cái giống da vàng mũi tẹt chỉ xứng dòng nô lệ. Man di thì còn được tha cho mà có cái tên, có vua, có quan cho nó xãnh xoẹ … Đi chầu mỗi năm thì cái lỗ rún của thiên hạ ấy cũng run run rồi. Nô lệ thì khác gì trâu bò? Cái sự thông cảm ti chút của anh Tây thì hoàn toàn không có!

Ta cứ như thế suốt thì sao không tủi, không than “tôi ca không hay, tôi đàn nghe cũng dở” (Biết vậy mà cứ ca hoài!:) ). Có nổi máu con gà chọi thì:

“Mấy lần đất nước đứng lên
Đứng lâu cũng mỏi cho nên phải nằm!”

Cái tự ti ấy là một điều rất tệ trong việc học tiếng Anh. Bạn làm sao có thể trao đổi nếu trong lòng bạn cứ đau đáu những câu hỏi:

-Mình nói có sai không?
-Phát âm của mình có nhà quê không?
-Họ có khinh mình không?
-Họ có thèm giúp mình không?

và quan trọng hơn cả: Mình có vừa tầm để nói chuyện với họ không?!!

Khi tôi mới sang Ý đi học ở ICTP tại Trieste. Chân ướt chân ráo, thấy ai tóc hoe hoe, mũi lõ lõ là tôi ngại lắm. Chỉ mong qua ngày học về phòng mình cắm đầu vào cái góc nhà, rồi nhớ thương “tôi yêu tiếng nước tôi” (từ khi mới sang cái xứ này)!!!! Tôi ngại lòi cái dốt của mình ra lắm lắm.:(

Cái lỗi của tôi là, khi tự học tiếng Anh, tôi chỉ muốn dùng nó vào việc học chuyên môn của mình (toán). Tôi không hề nghĩ đến việc học phonetic (cách phát âm) hoặc conversation (đối thoại) cho nó ra hồn. Cứ nghĩ đấy là chuyện dở hơi. Đến khi nói, thiên hạ cứ ớ ra! Tại sao vậy? Tiếng Việt mình có dấu, tiếng Anh thì có nhấn. Cứ nói “Yeu thi yeu” thì làm sao biết được ý muốn nói “yêu thì yếu“? Thêm nữa, bạn có muốn nghe hay nói chuyện với một người mà cứ rù rà rủ rỉ, giọng cứ một điệu ngang ngang đều đều như tụng kinh hay đọc diễn văn không? Nói cũng là thuyết, ngữ điệu rất quan trọng.

Thế là ngại nói vì sợ người ta cười. May là tôi không còn con sinh lộ nào khác, phải trơ mặt ra mà nói. Người ta không hiểu thì đánh vần (spell) ra rồi hỏi họ “How do you say it?”. Riết rồi nó cũng quen, mặt càng dầy ra những lưỡi ngày càng dẻo lại (hay tại cái xứ Ý ấy chẳng đào đâu ra nước mắm mà ăn, lưỡi bớt cứng?). Tôi cũng quay lại luyện cái phonetic của mình qua sách vở. Tuy nhiên, tôi thấy cái hay nhất là vẫn hỏi và nghe ông tây bà đầm nói rồi nhái theo.

Mong rằng bạn sẽ không rơi vào cái thế thảm hại như của tôi, chỉ vì nhút nhát và tự ti mà khốn khổ như vậy. Bạn chắc sẽ bảo rằng vậy phải ra xứ người để gặp tây đầm rồi hãy luyện công cho nó mau. Nói vậy thì tủi thân các anh em tây ba lô lang thang ngoài phố quá! Phí lắm! Những người khách này là những nguồn học phonetic tuyệt vời mà cái thời của tôi không dám mơ đến. Thêm vào đó, họ đến VN với tư cách là khách, còn bạn là chủ nhà. Ai oai hơn ai? Họ chắc chắn muốn giao lưu với bạn để tìm hiểu về đất nước mình và họ muốn nói chuyện với bạn. Ở đây, tôi tin rằng họ không có cái anh ngọng như tôi thì họ cũng quay ra nói chuyện với người khác cho nó đỡ bực mình :). Nói vui vậy thôi, kinh nghiệm của tôi cho thấy rằng họ sẽ rất vui và tự hào khi được giúp đỡ một người muốn tìm hiểu cái thứ tiếng của họ.Tôi để ý thấy các sv Trung Quốc rất tự tin. Có thể một phần do họ tự hào về cái bề dày lịch sử của họ hoặc cái tư tưởng đại quốc đã ăn quá sâu vào đầu họ. Do đó, họ hoà nhập và ăn nói rất mạnh dạn. Khi họ có sự tự tin, dù có thể quá đáng, thì việc diễn tả ý tưởng của họ chắc chắn sẽ hay hơn ta nhiều. Vừa nói lại phải vừa gãi gáy! Tuy vậy, đa số người tàu phát âm kém hơn người Việt mình nhiều. Họ phải đánh vật với các âm “r”, “th”, “l”… Còn ta thì không. Bạn thấy mình đã có lợi thế hơn chưa?

Sự tự ti còn dẫn đến một điều dở nữa là nói nhanh. Bạn có thấy lạ không? Thật đấy, tôi ố gắng nói nhanh để lấp liếm cái sai của mình trong mỗi từ. Cái này nó ẩn trong tiềm thức mà sau này tôi mới ngộ ra. Người Mỹ rất ghét mấy anh Ấn độ vì họ nói cứ như súng đại liên bắn vậy đó! Dù rằng tiếng Anh của dân Ấn thì khỏi chê rồi. Tôi phải tập để nói chậm và rõ từng chữ, có sai thì họ sửa giùm. Mặt khác, khi họ nói chuyện với mình là họ muốn hiểu, muốn nghe. Mình không muốn họ hiểu (vì để dấu cái dở của mình) thì cứ quay mặt vào tường nói cho nó yên tâm.

(Kỳ sau: Tự Phụ)

Kinh nghiệm học tiếng Anh: Những sai lầm của tôi! (1/?)

Các bạn thân mến:

“Tiếng Anh là cái chi chi
Nói thì trẹo miệng, nghe thì ù tai
Cớ sao thiên hạ miệt mài
Học chi cái tiếng có ngày dùng đâu?”

Chắc ai cũng phải đã từng hỏi mình câu đó!

Có người yêu cầu tôi viết bài để trao đổi kinh nghiệm học tiếng Anh! Không muốn phụ lòng một người đang làm một việc rất có ích và thiết thực, tôi viết. Tuy vậy, tôi phải cảnh báo (warning!) các bạn trước là những gì sau đây rất là lỗi thời (not up to date) và lẩm cẩm (wandering). Thêm vào đó, những gì tôi nhìn thấy cách các bạn học tiếng Anh bây giờ thì phải nói rằng tôi quả chẳng có một chút gì để khuyên các bạn. Xin đừng cười nhé! Tuy nhiên, tôi đã mắc rất nhiều sai lầm mà đến bây giờ ngồi nhìn lại mới thấy. Ai nói “thất bại là mẹ của thành công” nhỉ?

Vậy để tôi làm bản tự kiểm nhé. Cũng là điều hay nếu bạn thấy trước những sai lầm đó, tránh chúng ra và kết hợp với những kinh nghiệm và cách tiếp cận hiện đại của các bạn bi giờ thì chắc bạn sẽ có nhiều cơ hội thành công mau hơn tôi nhiều. Vậy xin ráng đọc!

Vì cái tật tôi hay nói dông dài, làm biếng không viết hết được một hơi, lu bu đủ chuyện linh tinh … Nên tôi sẽ bắt chước Kim Dung viết thành nhiều kỳ! (mặc dù không đủ hấp dẫn để độc giả theo dõi kỳ tới -> kỳ cục!)

Có kiên nhẫn thì đọc tiếp!

Kỳ 1: Xưa và Nay

Vài điều thưa với bạn về chuyện dân toán học tiếng Anh. Nhưng trước hết, xin cho mình làm chuyện “ôn cố tri tân” cho nó đúng bài đúng bản (kẻo phạm trường quy!).

Ai cũng phải có hàng xóm, bạn bè … Họ chắc chắn chẳng nói chuyện kiểu như ta, ăn chẳng phải món mình thích, chơi chẳng thứ mình ưa … Thế nhưng, không có người ta ở với ai? Đồng sàng dị mộng là chuyện thường ngày v.v. Vậy ta phải học cách ứng xử để giao tiếp với thiên hạ, nếu không thì cứ lên núi mà tu.

Ngày xưa, ta ở cạnh xứ Tàu bị chèn ép dữ quá, nhưng có ai đâu mà nói chuyện? Thế nên ta phải theo anh nhà giàu nói xí xa xí xố cho anh ấy vui lòng đẹp dạ. Vì vậy, tiền bối của ta cứ phải tụng niệm Tứ Thư Ngũ Kinh cho nó đầy cái bụng rồi mới mong thi cử cho nó ra cái hồn. Sau này, ta muốn tỏ ra là phương Nam cũng có địa linh nhân kiệt nên mới bịa ra cái gọi là chữ nôm cho nó có mùi dân tộc (hay mắm nêm ?).

Đến khi cái anh Phú lang sa mũi lõ đến nổ súng đì đùng, ta thì mang súng hỏa mai của anh Tàu ra mà bắn (vừa cắn, vừa mồi, vừa chạy …), thì ta mới biết “cỏ hoa tan tác chim muông” rồi mới bị muộn! Cái anh Tàu “lỗ rốn của thiên hạ” ấy cũng đã tơi tả giáp bào trước tàu đồng súng thép của Anh Pháp lúc ấy.

Mới hay, ta tài còn lắm kẻ tài hơn ta! Thế là “ông đồ ông cống cũng nằm co“. Muốn tiếc thương những ngày huy hoàng cũ thì cứ việc “nằm trong căn gác đìu hiu” rồi nghe “tiếng hát xanh xao cả một buổi chiều“, đâu có ai bắt học làm thày thông thày phán để “sáng rượu sâm banh, tối sữa bò”? Thế rồi, ta cũng dần dần phải theo để ú ớ “Ma vi xè la mẹc” (Ma vie c’est la merle), gọi con heo nái là “cô sông” (cochon) và con heo đực là “cu son“? (xin đọc “Tuấn, chàng trai nước Việt” của Nguyễn Vỹ để thấy thêm nhiều cái hỉ nộ ái ố!)

Đến nay thì vật lại đổi sao lại dời nhiều lần nữa. Cái tiếng Anh đã gần trở thành một thứ tiếng quốc tế mà ngay cả anh Pháp, vốn rất tự hào và tự hợm, cũng phải cay cú chịu đựng! Muốn hoà nhập với thế giới, muốn múa may với thiên hạ, muốn học hỏi cái hay (và cả cái dở nữa!) của thế giới thì phải cắp sách đi học tiếng Anh thôi.

Vậy học tiếng Anh như thế nào cho tốt?

Tôi không phải là dân Anh ngữ, tôi học toán rồi đi dạy toán bằng tiếng Anh (cực chẳng đã, tại ở đây người ta bắt vậy chứ tôi cũng chẳng muốn:)). Vì vậy, tôi không thể vỗ ngực xưng tên mà đứng ra “dạy” (chỉ “dỗ” thôi) ai được. Còn tệ hơn thế kia: Tôi chưa bao giờ học một lớp anh văn chính quy nào cả ở VN! Tôi tự học. Lý do chính: cơm ăn còn chưa có, tiền đâu đi học thêm? Vẽ chuyện!

Cho phép tôi được dông dài tí chút về cái học tiếng Tây (nghĩa là không phải da vàng mũi tẹt) của mình nhé. (ai bảo mời ông lẩm cẩm viết bài?)

Khi còn bé, dù Mỹ đang đầy phố phường Saigòn, bố tôi muốn tôi học tiếng Pháp. Ông cụ là dân trường Bưởi, học tiếng Tây, và không khoái mấy anh GIs nghêng ngang ngoài phố lắm. Cụ bảo cái tiếng Anh nó nghẹo ngọ lắm, nói nghe như anh ngọng, không bay bổng và dìu dặt như tiếng Pháp! Chắc tại mấy ông Tây thời xưa tuyên truyền về kẻ thù truyền kiếp của mình như vậy, ông cụ bị nhiễm! Vậy là tôi phải học “Mẹc xì bố cu” suốt thời trung học. Lên đại học, sau 75, tôi không được chọn lựa nhu các bạn bây giờ ma ` phải học môn bắt buộc là tiếng Nga. Ôi, sao lại có cái tiếng khó thế! Tiếng Pháp thì bạn chỉ chia (conjugate) động từ thôi, tiếng Nga thì bạn chia mọi thứ danh từ, tính từ,… Tuốt tuồn tuột! Động từ thì bạn vứt ở đâu cũng được, đọc hết câu mới biết nói cái chi! Thế là tiêu bốn năm dùi mài cái ngôn ngữ quỷ quái của Tolstoi và Tsekhov… Có điều nhờ đó đọc được nhiều sách toán của Nga rất rẻ (đúng là anh em vô sản có khác!). Thế là cứ “Khờ ra sô” với “Khờ ra xí” đến 4 năm, ra trường được 9 điểm tiếng Nga, hãnh diện vô cùng.

Tôi đến với tiếng Anh là bởi các thày ở Tổng hợp Saigòn cứ đưa sách báo về Toán bằng tiếng Anh cho đọc. Tiếng Anh và tiếng Pháp có họ hàng khá gần nên đọc tiếng Anh cũng không đến nỗi khó, vừa đọc vừa đoán! Ra trường, tôi làm thảo chương (programming) tại một công ty liên doanh với nước ngoài (tôi không được dạy ở Đại học, dù đã khẩn thiết xin, một phần vì lý lịch và phàn lớn chắc tại mình dốt dát chưa đủ “hồng và chuyên”). Cũng may, cái môi trường tin học lại ép tôi phải tiếp xúc với cái tiếng Anh ngọng nghịu đó nhiều hơn. Cái suy nghĩ “học tiếng Anh để đi du học/ra nước ngoài” không hề có trong đầu tôi lúc đó. Tiếng Anh chỉ là một công cụ để tôi học và làm công việc của mình cho tốt.

Tôi có dịp về VN, cách đây vài năm, cái sự học tiếng Anh cũng như nhu cầu của nó quả là không tưởng tưọng nổi vào cái thời mắm muối của tôi! Sách vở, tài liệu hỗ trợ, CDs, internet… đầy phố đầy phường! Thời tôi, cái hay nhất chỉ là bộ streamline và mấy cái cassette/tape nhão nhẹt vì đã qua nhiều lần sao chép. Nghe tiếng Tây xí xố thì phải lén bởi sợ mang cái label “phản động”. Giờ đây, Tây ba lô đầy đường, muốn tiếp xúc hay trao đổi thì “ra ngõ đã gặp anh hùng” rồi. Tôi nghĩ, thiên đường hẳn phải là đây cho những người lớp chúng tôi 10 năm trước! Gia đình nào cũng hiểu được sự quan trọng của tiếng Anh nên luôn khuyến khích con cái đi học thêm (điều kiện tài chính khá hơn rất nhiều so với thời xưa!). Đó là những dấu hiệu rất tốt!

Thế nhưng tôi được nghe vài tin khá buồn là dân Toán của ta đang xính vính với các kỳ thi tiếng Anh cần phải có để có thể xin học bổng du học!

Cái gì trục trặc vậy? Tôi tự trả lời tôi bằng cách nhìn vào các sai lầm của mình.

(Kỳ tới: Tự ti tự phụ)


 

Kinh nghiệm học Tiếng Anh

Mình muốn chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm học Tiếng Anh ( mình đã qua nhiều giai đoạn trong việc học tiếng Anh nên có ít nhiều kinh nghiệm)

1. Học tiếng Anh phải có mục tiêu cụ thể. VD: Tôi học để bỏ vào hồ sơ phỏng vấn xin việc, học để lấy bằng TOEFL, IELTS để nộp hồ sơ xin đi du học v..v. Nếu không lý do hoặc đại khái “Tôi học để biết thêm một ngoại ngữ”, không có gì sai nhưng mình nghĩ sẽ khó tập trung vào việc học nếu chung ta không biết cụ thể chúng ta học để làm gì.

2. Nếu các bạn học Toefl , mình xin có một số ý như sau. Học thi Toefl, mục tiêu chính chúng ta phải lấy Toefl trên bao nhiêu điểm (tùy theo từng người), vì vậy phải làm nhiều đề để rèn luyện kĩ năng làm bài. Việc sưu tập đề thi không khó, sách bán rất nhiều ngoài các tiệm sách, trên mạng cũng có nhiều chỗ để lấy về làm. Nhưng làm bài để hiệu quả thì mình đã làm như thế này. Mình bắt đầu làm y như mình đi thi không coi bài giải, không tra chỗ này chỗ kia. Nếu nhắm thấy làm hết tất cả các phần rất mệt (mất trên 3 tiếng đồng hồ) thì làm từng phần một nhưng phải hoàn thành hẳn một phần. Đừng đoán đại nhé, câu nào chọn cũng phải có lý do của nó, đại cũng chọn cái đáng chọn nhất (đừng thảy xúc sắc hay nhắm mắt chọn đại một câu, hoặc làm giữa chừng thấy mệt mệt nên làm cho xong mấy câu còn lại để còn coi lời giải). Sau khi làm xong bắt đầu tra lại đáp án. Lúc này hãy lưu ý thật kỹ những câu bạn làm sai và những câu bạn đoán . Hãy phân tích tại sao mình làm sai (lúc này phải dùng từ điển, sách vở để kiểm tra thật kỹ cái nào đúng cái nào sai ), ghi chép lại cẩn thận những lỗi này và đánh dấu câu mình làm sai đó lại. Sau này khi mình ôn lại , mình không cần ôn lại hết cả đề thi cũ mà mình chỉ làm lại những câu sai thôi, sẽ không mất thời gian nhiều ( câu đúng nếu bạn đã suy nghĩ và làm đúng thì dù làm lại trăm lần bạn vẫn làm đúng vậy thì ôn lại làm gì). Có những sai lầm khi làm đề : (1) Làm một lần không ngó lại đề đó nữa (lần sau gặp những đề tương tự mình nghĩ chỉ có được kết quả bằng lần trước, không thể hơn, vì mình có đề phòng lỗi sai đâu) (2) Làm chỉ để đếm số câu đúng (bạn sẽ không học được gì từ những lỗi sai và lần sau làm một đề tương tự điểm cũng sẽ như thế)
Các lỗi gài trong Toefl không nhiều. Trong khi làm bài tại nhà đừng ngán khi mình mắc lỗi sai. Vì mình sai càng nhiều thì mình sẽ càng ghi nhớ được nhiều lỗi sai và cứ làm thế sai quá đến lúc nào đó không thể sai được nữa thì nó sẽ đúng thôi ( và đó là lúc thi! )

3. Phần trên là thi lấy bằng. Bây giờ tới phần tiếng Anh giao tiếp . Khi mình qua đây, mình thậm chí không mở miệng nói được câu nào ra hồn vì thực tế ở Việt
Nam chúng ta có ít cơ hội để giao tiếp bằng tiếng Anh. Vậy mình nghĩ có một cách để thực hành một mình. Các bạn mua những cuốn về English conversations, những bài đàm thoại hằng ngày của người Anh, Mỹ. Học hết những cách họ dùng trong lối nói hằng ngày, học càng nhiều càng tốt. Ngoài ra cố gắng chú trọng âm cuối của mỗi từ, có âm cuối thì trong phát âm của mình cũng phải có . Mình thường nói lướt lướt những âm cuối câu, làm cho người đối diện rất khó nghe và hiểu. Cố gắng nói chậm một tí, phát âm rõ từng âm một. Còn một cái nữa, dùng câu chữ đơn giản, càng đơn giản thì càng dễ nói dễ hiểu.

4. Mình có biết một số nguồn để học tiếng Anh:
http://voanews.com/english/index.cfm
Trang này dùng để luyện nghe giọng chuẩn của Mỹ, có thể download bản tin nói lẫn bài viết về để luyện

http://www.cbsnews.com/
Trang này có thêm cả đoạn video. Khi đặt trong ngữ cảnh thì chúng ta sẽ dễ hiểu người ta nói gì hơn, tiếp thu sẽ nhanh hơn.

Ghi chú:
1. Tất cả những ý trên đây là kinh nghiệm của mình. Mình đã làm ngược lại trong thời gian dài và mất rất nhiều thời gian để khắc phục. Mình chỉ mong lưu ý sớm với những bạn đang học anh văn để đừng mắc phải thôi. Bài viết chưa hoàn chỉnh do mình nghĩ sao thì và viết ra vậy, mình sẽ viết lại hoàn chỉnh sau.
2. Mình học tiếng Anh không giỏi, và áp dụng những cách này mình đã qua được các kỳ thi tiếng Anh và nói được (tuy vẫn còn phải cải thiện nhiều). Nên các bạn vững tin nhé “nếu Hoằng còn học được Tiếng Anh thì các bạn đương nhiên học được”.
3. Một số anh chị em đọc bài này rất giỏi tiếng Anh và có rất nhiều kinh nghiệm. Nếu thấy có gì cần góp ý trong bài này thì xin góp ý cho mình để mình hoàn chỉnh cách học cho chính mình và chia sẻ để mọi người cùng học hỏi. Mục đích chính là làm sao cho việc học ngoại ngữ của chúng ta sẽ hiệu quả và đỡ mất thời gian của chúng ta hơn.

Some of my English study experience

 I began to study English quite late, not until my 11th grade. For my highschool graduation I did not study it at all during my 12th grade, then come back to it beginning my undergraduate years, after making sure our Mathematics Department offered no French class at all.

 At that time there were not much materials available, and I didn’t have much money either :-D. I was not very hard working, but quite, enough to try to find the best way to put the English language into my head. I’ve tried to take courses in difference English Learning Centers, online courses, self study using books, magazines, and online resources… Through everything I see that the best way to study English is the combination of everything.

 If you have enough money, find a good Learning Center. Otherwise, use the money to register to one or two classes at a good Learning Center to know how they teach and how we are supposed to study. In my opinion, the not-so-good Learning Centers will simply make you get bored and sometimes give you poor strategies to study. Of course in each center there will be good teachers and not-so-good teachers but for the better Center you will have higher chance to meet a good one in your class.

 If you don’t have enough money, don’t worry. Learning English is a matter of self study more than class study, provided you have good strategies and resources. Strategies can be found in many English Books in the bookstores, and online from forums and websites. For resources, you can buy good books, cassette tapes, CDs, DVDs, download from internet, etc… I don’t deny the importance of good teachers, but if your presence condition does not allow you to take class with them, self study still guarranties you passing Toelf and GRE. Then once you have the opportunity to go study abroad, you will have plenty of chances to improve your English with native teachers.

 In any cases, with or without taking classes, good strategies and good resources are important. However, your own effort and dedication to the study are the key to success.