Let’s study… Vietnamese ;)

So we talked a lot about studying English and how to get better at English. Let’s have a look at how foreigners learn Vietnamese… it might help one thing or two 😉

I would like to introduce (well… he scarcely needs our introduction 😀 If only he can introduce us himself 😉 ) Joe, with the familiar Vietnamese name Mr. Dâu Tây. You can find him on facebook at http://www.facebook.com/mrdautay?v=wall or his personal webpage at http://joe.vn/. By reading his posts I hope you’ll get an idea how learning foreign language might be. Also, he provides many interesting information about the cultural difference, hence the wording difference between Vietnam and, say, English speaking countries like his home Canada. You’ll learn that sometimes there are no English correspondence for a Vietnamese word and vice versa.

Have fun 🙂

Starting to learn English? – Bắt đầu học tiếng Anh?

So, you are thinking of improving your English? We have received many questions from our readers, such as: Where should I start? How? It is so difficult!!! Why it is not like Vietnamese at all? Why their grammar is so different? There are too many thing for me to remember… what should I do?

Our suggestion: Starting low and be consistent.

Register for an English class. For beginner, it is crucial that you are learning under guidance. It helps to speed up your learning, and you have someone to ask questions.

Get an elementary level English book at start from there.

Learn and practice grammar a lot.

Learn new words often. For new word, make sure you get the correct pronunciation right off the bat (try to use online dictionary if  you don’t have one) together with sample sentences.

Be patient! You can’t start one day and wake up the next day knowing a lot of English 😉

——————————————————

Chỉ có bài này là mình có phần “dịch” ra tiếng Việt thôi nhé 😉 Nói chung là mình sẽ không dịch từng từ một mà chỉ dịch ý chung thôi 🙂

Thỉnh thoảng tụi mình lại nhận được câu hỏi của các bạn mới bắt đầu học AV và không biết phải làm sao. Khi quyết định lập nên blog, mục tiêu là để góp lại các kinh nghiệm/ý tưởng/tài liệu của các anh chị đi trước giúp các bạn luyện thi TOEFL một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất, cho nên tụi mình không có bài nào hướng dẫn bắt đầu thế nào. Tụi mình cũng không nhấn mạnh phần ngữ pháp, không phải vì nó không quan trọng, mà là từ trước đến giờ SV VN mình thường là giỏi ngữ pháp rồi… 😉

Nếu bạn mới bắt đầu học tiếng Anh, thì tốt nhất bạn nên đăng kí vào lớp học vỡ lòng nào đấy. Những bước đầu tiên học AV thực ra là rất khó, và tụi mình không thể giúp được 😦 Sau khi các bạn có đủ kiến thức cần thiết thì mới có thể tự học một mình được.

Bạn cần học ngữ pháp thật tốt, nên hãy mua một quyển ngữ pháp cho người mới học, học theo và luyện tập thường xuyên.

Cần chú ý học thuộc các ngữ âm (phonetic) của tiếng Anh. Luyện từng âm cẩn thận.

Học từ mới mỗi ngày. Với mỗi từ mới bạn phải tra cách phát âm cẩn thận. Tiếng Anh không phải là loại ngôn ngữ “thấy sao đọc vậy” như tiếng Việt (hay tiếng Pháp). Học từ mới phải luôn đi kèm với học phát âm. Nếu bạn đọc sai thì sau này sẽ khó sửa hơn đấy. Và nhớ ghi thêm vài ví dụ cụ thể xem từ đấy dùng như thế nào và trong hoàn cảnh nào nữa nhé.

Và cuối cùng, bạn phải kiên nhẫn 😉 Học tiếng Anh mất thời gian hơn bạn nghĩ đấy 🙂

Chúc các bạn vui học AV.

Nên dùng từ điển nào

Khi bạn học một ngôn ngữ mới, một trong những vấn đề nan giải – và rất quan trọng – đó là, “tôi nên dùng từ điển nào”?

Nếu các bạn ra nhà sách, các bạn sẽ bị choáng ngợp bởi các loại từ điển khác nhau và từ các nhà xuất bản khác nhau. Làm sao đây?

Bạn phải có cả 2 loại, từ điển Anh-Việt và Anh-Anh. Và bạn nên dùng từ điển Anh-Anh càng nhiều càng tốt!

1. “Traduire c’est trahire.” Nếu các bạn học Song Ngữ Pháp-Việt như tôi, các bạn hẳn là biết câu nói nổi tiếng này “Traduire c’est trahire”, dịch nôm na ra tiếng Việt là “Dịch là phản nghĩa”. Chúng tôi biết câu này ngay từ những ngày đầu học tiếng Pháp (là lớp 6, ngày đó Song Ngữ là chương trình mới, chỉ bắt đầu từ lớp 6 chứ không từ lớp 1 như bây giờ), và nó theo chúng tôi trong cả quá trình học ngoại ngữ. Chúng tôi luôn tránh dịch ra tiếng Việt. Tôi biết, các bạn đang cảm thấy khó chịu… tôi cũng thế. Học từ mới mà không dịch ra thì làm sao mà học??? Tuy nhiên, tôi xin đưa một ví dụ nhanh gọn vì sao “Traduire c’est trahire”, đó là từ “spite”

Từ điển vdict online dịch là 1. sự giận, sự không bằng lòng, 2. sự thù oán; mối hận thù

Từ điển Merriam-Webster’s Learner dictionary giải thích là: a desire to harm, anger, or defeat another person especially because you feel that you have been treated wrongly in some way

Khi dịch ra tiếng Việt chúng ta đã bỏ qua hàm ý của từ này, đó là nguồn gốc của sự không bằng lòng, sự hận thù đó là do bạn cảm thấy mình bị đối xử không công bằng, và chúng ta cũng bỏ qua ý “desire to harm or defeat”. Sự khác nhau này, theo tôi, là do văn hóa và truyền thống (cultural difference). Chúng ta không có khái niệm, từ ngữ nào thật sự tương đương với “pliant”, mà chúng ta chỉ có từ gần nghĩa với pliant mà từ điển Vdict dịch.

Đương nhiên với các từ căn bản, như “nhà”, “cửa”, trường”, “học”,… cho những bạn mới học Anh Văn, thì dịch hay không dịch cũng không thật sự quan trọng. Nhưng nếu các bạn đã qua giai đoạn beginner thì tôi khuyên các bạn nên dùng từ điển Anh-Anh trước để tra từ, cố gắng hiểu rồi dùng từ điển Anh-Việt để kiểm tra lại. Đến trình độ cao cấp, bạn sẽ hầu như không cần đến từ điển Anh-Việt nữa.

2. Học trong khi học. Khi dùng từ điển Anh-Anh, các bạn sẽ đồng thời luyện tiếng Anh, học thêm từ mới, ôn lại từ cũ, xem cách họ viết câu và giải thích từ… Nhờ vậy mà vốn tiếng Anh và khả năng sử dụng tiếng Anh của bạn sẽ tiến bộ nhanh hơn, và tự nhiên hơn.

Chúc các bạn học tiếng Anh vui 😉

Bắt đầu học tiếng Anh thế nào? – Phần 2

Như tôi đã nói ở phần 1, bắt đầu học tiếng Anh bằng cách học phát âm chuẩn rất quan trọng. Thường khi chúng ta nói chuyện mà người khác cứ phải hỏi lại chúng ta đang nói gì, thì chúng ta sẽ cảm thấy không thoải mái (có thể là mặc cảm một ít) và nhiều khi sẽ không đủ tự tin để nói tiếp. Ngược lại, khi chúng ta phát âm đúng, ta sẽ có thể nói chuyện với người nước ngoài dễ dàng hơn. Và khi người ta hiểu chúng ta, thì ta có thể nói chuyện nhiều hơn, tiến bộ trong giao tiếp, và tiến bộ trong việc học tiếng Anh. Và chúng ta sẽ nhanh chóng tiến bộ hơn nếu chúng ta có thể giao tiếp tốt hơn.

Đương nhiên, nếu bạn không phát âm chính xác thì cũng đừng ngại ngùng. Hãy cứ nói, và thầy cô sẽ dần dần sửa cho bạn (hoặc là sau một thời gian bạn sẽ tự nhận ra sai sót của mình!) Lấy ví dụ cụ thể, ngày tôi mới vào ĐH, tôi phát biểu rất hăng hái trong những giờ học AV. Thời học Phổ thông tôi học chuyên Pháp. Tôi thừa biết tiếng Anh của mình không giỏi, phát âm không chính xác, nhưng tôi muốn luyện tiếng Anh. Các bạn mới học như tôi thì rất ngưỡng mộ, họ nghĩ rằng tôi rất giỏi tiếng Anh nên mới dám nói nhiều như thế, và nói nghe có vẻ lưu loát thế. Tuy nhiên, các bạn của tôi mà học AV từ cấp 2, họ nhận ra ngay là tôi “Nói tiếng Anh kiểu Pháp”, và chắc chắn là tôi đã mắc rất rất nhiều lỗi ngữ pháp các loại. Chẳng có vấn đề gì. Nếu tôi giỏi tiếng Anh rồi, thì tôi đã chẳng cần phải đến lớp, phải không các bạn? 😉

Đi kèm với học nói chắc chắn là học nghe. Cái này thì tôi cũng không cẩn phải nói nhiều, chúng ta đều biết cả rồi. Nghe nhiều, càng nhiều càng tốt. Nếu bạn mới bắt đầu học thì nghe các bài nói chậm. Từ từ theo thời gian các bạn sẽ có thể nghe các bài nhanh hơn. Các bạn có thể nghe một cách chủ động, nghe để học. Khi các bạn đang bận làm một việc gì đó, các bạn có thể nghe để quen với các âm tiết  và học một cách vô thức (Lúc này các bạn không cẩn phải thật sự để ý vào bài nói).

Nếu bạn mới chân ướt chân ráo vào ngưỡng cửa học Anh Văn, tôi nghĩ các bạn nên tập trung vào các bài nghe từ các sách, băng đĩa học ở nhà, cho Beginner (sơ cấp) và Intermediate (trung cấp) levels. Các bài podcasts chậm (như ESLPod), tin trên mạng (như NPR hay VOA Special English), v.v… thường thích hợp hơn với trình độ intermediate. Còn các TV shows, một số các podcasts nhanh, tin online từ CNN, …, dành cho trình độ advance (cao cấp). Khi học, các bạn có thể học song song. Ví dụ như, ở trình độ sơ cấp các bạn nghe để học các bài phù hợp với trình độ của mình, nhưng đồng thời các bạn có thể song song nghe các bài ở trình độ tiếp theo để làm quen, và giúp mình nhanh chóng tiến bộ hơn.

Chúc các bạn học AV vui 🙂

Bắt đầu học tiếng Anh thế nào? – Phần 1

Đây là câu hỏi mà chúng tôi nhận được từ rất nhiều bạn đọc. Chúng tôi hiểu câu này là “Cách nào để bắt đầu học tiếng Anh một cách hiệu quả và kinh tế (tiết kiệm) nhất?” Đương nhiên nếu gia đình bạn khá giả, chuyện này cực kì dễ, đăng kí học ở một trung tâm tốt. Còn nếu không?

Đầu tư vào học phát âm.

Nếu bạn có thể đầu tư một số tiền nhất định vào việc học anh văn, tôi xin đề nghị bạn dùng nó để đăng kí một lớp căn bản ở một trung tâm tốt, nơi có giáo viên nước ngoài dạy, hoặc ít nhất là giáo viên VN có kinh nghiệm tốt. Cho dù bạn có phải hy sinh vài (hoặc tất cả) khóa học ở các trung tâm rẻ hơn, theo tôi, nó cũng thật sự xứng đáng! Ở đây bạn sẽ được học phát âm đúng cách. Nếu không, bạn có thể tìm mua đĩa CD, chương trình, xem các TV shows, mà bạn có thể nhìn rõ cách phát âm và bắt chước theo.

Hãy tin tôi, học phát âm là một trong những bước khó khăn nhất khi học ngoại ngữ mới. Bạn sẽ muốn phát âm đúng ngay từ những ngày đầu làm quen với ngôn ngữ này. Nếu bạn học phát âm không chính xác, và quen với cách phát âm sai này, đến khi cần sứa lại cho đúng sẽ vô vàn khó khăn! (Tuy nhiên, nếu các bạn có quyết tâm và chăm chỉ luyện tập, bạn hoàn toàn có thể sửa được!)

Thông thường khi học nói bằng tiếng Anh, chúng ta hay tìm những âm tiếng Việt tương tự như âm tiếng Anh đấy. Làm như thế thì rất thuận tiện và dễ dàng cho chúng ta. Tuy nhiên, tiếng Anh và tiếng Việt hoàn toàn khác nhau. Nếu các bạn đã từng nghe người nước ngoài nói tiếng Việt, các bạn sẽ nhận thấy rằng thường thì họ phát âm tiếng Việt không chính xác. Đó là do họ dùng cách phát âm của họ để phát âm tiếng Việt. Tôi tin rằng nếu có một kì thi nói tiếng Việt thì có lẽ chỉ một sốt rất ít người nước ngoài có thể đậu được 😉

Để học phát âm, bạn cần phải nhìn thấy người bản xứ phát âm thế nào. Quan sát cử động của miệng, răng, lưỡi của họ, và bắt chước theo. Chúng ta không cần phải phát âm hoàn toàn chính xác, chúng ta chỉ cần chính xác đến mức người nước ngoài có thể nghe và hiểu được 😉 Và, khi giao tiếp, nếu ngữ pháp của bạn có không chuẩn đôi chút nhưng phát âm tốt, người đối diện vẫn có khả năng đoán được bạn muốn nói gì. Nhưng nếu bạn phát âm sai (vd: “Tôi thích con chó của bạn” thành “Tôi thịt con chó của bạn”) thì hmm… các bạn cũng có thể đoán được hậu quả rồi 😉

Dù cho bạn học Anh Văn để thi Toefl, đi học nước ngoài, hay để làm việc, mục đích cuối cùng cũng là để giao tiếp bằng tiếng Anh. Vì thế, tôi chúc các bạn bắt đầu học Anh Văn tốt.

PS: Chúng tôi cũng có nhận được câu hỏi, các bạn thắc mắc 18 tuổi có quá trễ để bắt đầu học AV không? Tôi xin phép trả lời là không. Tôi bắt đầu học AV khi vào ĐH, và nhiều bạn của tôi cũng thế.

If you want to study in the United States – Rosalie Targonski (in VietNamese)

I have just found out one book related to studying in USA.  Here is the link to download this book.

http://www.4shared.com/file/106723396/efd9ed7a/hoc_tap_tai_hoa_ki.html

If you cannot download it (because of dead links or something), you can send me an email, I will send it back to you. BTW, my email is hoang1311@yahoo.com

Designing a Teaching Portfolio

I attended one workshop about Designing a Teaching Portfolio this week and I found something useful when we apply for the teaching job in the future. I think, basing on this, we can prepare something to get the good result in the interview.

Basically, the portfolio contains three main parts

A. Teaching Responsibilities (Course, number of students, time commitment for each class, method of delivery, theses supervised, clinical or field work supervision, and other…)

B. Teaching Philosophy: Some guiding questions 

 1. Why are you compiling a portfolio?

2. What excites you about your discipline?

3. How do you motivates students? Colleagues?

4. Do you have a role model?

5. Has your approach to teaching, changed? How? Why?

6. What kinds of activities take place in your classroom?

7. Why have you chosen these activities?

8. What role(s) do students play in your classroom or lab: Listeners? Co-discoverers? Peer teachers?

9. Which aspects of your work do you enjoy most? Why?

10. How do you give students feedback?

11. How do you measure learning outcomes?

12. Which courses do you enjoy teaching? Why?

13. What you have learned about yourself as a teacher? How?

14. How do you encourage students  and teaching partners to connect with you?

15. How do you evaluate the effectiveness of your teaching and other interactions with students?

16. What have you learned from teaching ? About teaching?

17. How have you disseminated that learning?

18. How has your research influenced your teaching? Your teaching influenced your research?

19. Is there a teaching or learning incident that has been pivotal in your career? What? Why?

20. What are your teaching goals?   

C. Evidence (Products, list of part and current responsibilities and practice, description of self-evaluation, information from others)

5 điều tâm nguyện cho học viên học tiếng Anh trong năm mới

Vào thời điểm sắp bước sang năm mới, người dân Mỹ thường đặt ra những mục tiêu để nhất quyết theo đuổi trong năm mới, thí dụ như người mập thì tâm nguyện năm mới sẽ tìm mọi cách như tập thể thao và ăn uống kiêng khem để giảm cân, người nghiện thuốc lá tâm nguyện sẽ bớt hoặc bỏ thuốc để cải thiện tình trạng sức khỏe và còn vô số những điều tâm nguyện khác mà người ta tự hứa sẽ theo đuổi trong năm tới. Nhưng có làm được hay không lại là chuyện khác. Riêng về chuyện học ngoại ngữ, một giáo chức dạy tiếng Anh, bà Lida Baker đề nghị 5 điều tâm nguyện cho những ai muốn tiến bộ trong việc học ngôn ngữ này. Lan Phương trong Lá Thư Mỹ Quốc hôm nay mời quí vị nghe TTV Rosanne Skirble của đài chuyện trò với bà Lida Baker.

Giáo chức Lida Baker đề nghị 5 điều tâm nguyện cho những ai đang học Anh ngữ.

Bà Baker nói: “Ðiều tâm nguyện đầu tiên mà tôi đề nghị các học viên nên theo đuổi trong năm mới, là mỗi ngày phải nghe tiếng Anh trong một khoảng thời gian nào đó, 5 phút một ngày, 10 phút 1 tuần hay bất cứ một thời lượng nào đó thích hợp cho thời biểu của từng cá nhân. Nhưng điều quan trọng là phải đặt ra một mục tiêu và theo sát nó. Nếu có phương tiện Internet thì thật tốt vì tôi đề nghị nên vào chương trình nào dạy ngoại ngữ trên internet mà có cả tài liệu để theo dõi.”

Nếu không có máy computer thì phải làm sao để luyện khả năng nghe ngoại ngữ?

Bà Baker nói: “Này nhé, hầu như tất cả mọi người trên thế giới đều có cách để nghe được nhạc pop. Và một trong những tâm nguyện mà tôi đề nghị là hãy để thời giờ nghe nhạc hát bằng tiếng Anh. Điều tuyệt diệu khi nghe nhạc là mình luyện được cách phát âm rất chuẩn. Mình nghe được những dấu giọng và những nhịp điệu của ngôn ngữ trong bài ca. Vả lại lời nhạc chứa đựng nhiều thành ngữ, vì vậy đó thật là cách tuyệt hay để học những từ bình dân và luyện giọng. Cái lợi thứ ba trong chuyện nghe nhạc là lời nhạc rất dễ nhớ.”

Vì thế đối với những ai chỉ có phương tiện nghe radio thôi thì họ cũng có thể học tiếng Anh chỉ bằng cách nghe nhạc pop. Và tôi cũng nói thêm rằng nếu như quí vị có phương tiện tiếp cận internet thì có rất nhiều trang web viết cả lời nhạc. Hãy truy cập, đánh từ ‘music’ (nhạc) hay ‘songs’ (bài hát), thêm từ ‘lyrics’ (lời nhạc). Rồi quí vị sẽ tìm ra những địa chỉ quí vị có thể đánh tựa của bản nhạc vào để tìm ra lời nhạc.

Vậy là bỏ ra thêm chút thời giờ để nghe hoặc đặt mục tiêu để làm sao phải có thời giờ nghe ngoại ngữ. thêm vào đó là nghe nhạc. Vậy còn có những mục tiêu nào khác mà học viên phải tâm nguyện?

Bà Baker nói: “Có một chuyện nữa khi tôi đề nghị với học viên thì ai cũng ngạc nhiên, đó là: hãy đọc truyện nhi đồng, truyện dành cho trẻ em.”

Sách truyện nhi đồng, chỉ có ít câu chữ và ý nghĩa rất rõ ràng, đơn giản, đã vậy lại có nhiều hình ảnh giúp ta dễ nhớ.

Bà Baker nói Đúng vậy. Một điều khác nữa là quí vị sẽ thấy sách truyện nhi đồng lại có đủ mọi trình độ. Nếu là người vừa mới bắt đầu học Anh ngữ, quí vị nên bắt đầu với những cuốn chỉ có dăm ba chữ ở mỗi trang mà thôi, còn lại toàn là hình ảnh dẫn giải. Thế rồi trình độ của các em càng cao thì sách truyện dành cho các em càng nhiều chữ hơn và hình ảnh bớt đi. Nhưng tôi muốn nhắc lại một lần nữa là sách truyện dành cho trẻ em có động lực thúc đẩy rất tốt giúp ta trong việc học tiếng Anh. Cho tới bây giờ tôi vẫn thích đọc những sách truyện nhi đồng mà tôi từng đọc cho con gái nhỏ của tôi nghe trước kia.

Vậy là bà đã đề nghị 4 điều tâm nguyện rồi nhé, đó là nghe radio, nghe nhạc, lên mạng tìm tài liệu dành cho những chương trình dạy tiếng Anh để học kèm theo với tài liệu nghe, đọc sách nhi đồng. thế còn điều tâm nguyện thứ 5 là gì vậy thưa bà?

Bà Baker nói: “Mỗi ngày phải học một ít từ. Nếu như không có thời giờ để học mỗi ngày, thì cách một ngày phải học một lần. Một lần nữa, quí vị phải đặt mục tiêu thực tế. Chọn lựa từ, tra tự điển xem nghĩa. Nhưng không ngừng ở đấy. Phải đọc những thí dụ trong tự điển xem người ta dùng từ đó như thế nào. Từ được dùng như một danh từ, một tĩnh từ hay một động từ ? Nếu là một tĩnh từ thì nó có nghĩa tốt hay nghĩa xấu. Vì thế phải tìm hiểu cái hàm ý, cái nghĩa bóng của từ đó. Và rồi khi ngồi trong xe hay đi bộ tới tạm xe buýt hay ngồi trên xe buýt thì bạn hãy thực tập cách dùng những từ đó. Hãy suy nghĩ để tìm ra những cách sử dụng từ đó.”

Và bây giờ là điều tâm niệm cuối cùng. Điều này lại khó theo nhất đấy nhé. Đó là hãy nói chuyện với người mà tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ của họ. Nếu không thường xuyên thì bất khi nào có dịp thì quí vị nên nắm lấy ngay cơ hội mà thực tập.

 

VOAnews

Guidelines for preparing your PowerPoint presentation

This is the Guidelines for preparing your PowerPoint presentation or How to prevent PowerPoint abuse. You can apply these guidelines not only for PowerPoint presentation but also for WinEdit presentation or any other types of presentation using the computers. I hope it will help you in preparing your own presentation in the future.

PowerPoint is the professional standard for presentation software. It can be easily prepared, edited and arranged and is used to do the following:

-deliver a polished presentation

-guide your audience through the points you are making

-display the organization of your ideas

-link to other applications

PowerPoint is meant to complement what you are talking about; it shouldn’t be a subtitle for you. The audience should focus on what YOU are saying, not reading the slides. Your emphasis should not be on the PowerPoint itself but on the subject that you are talking about. It’s best used for outline of graphs, charts, pictures, etc. It’s not best to use it for text of paragraphs. The presenter should never read the slides; instead, the slides should be used for talking points. If possible, the presenter should build in interaction or Q+A and supplement with handouts or other visuals.

Things to think about and watch out for in slide design:

1. Font size is critical. Use nothing smaller than 18-point, and larger is best; text and visuals can use 18-24-point, and titles should be 32-point. Font style also matters; Tahoma is known to be best with PC and Arial best in Mac. Sanseraph styles are better than seraph (the simpler it is, the easier it is to read). ALL CAPITAL LETTERS is hard to read!

2. Be sure that you have one idea per slide. There should be plenty of empty space.

3. Use bullet points, key word outlines and phrases rather than full sentences or paragraphs. The general rule is that there should be no more than 5 bullet points per slide and no more than 17 words per bullet point.

4. Templates and backgrounds should never compete with the text. Dark backgrounds and light text work well.

5. Color, sound and action can be interesting, but in general, there shouldn’t be more than 3 colors used, and action or sound should never interfere with or overshadow content.

6. Be sure you are consistent with each slide regarding font size and style, capitalization, etc. with headings, bulleting, etc.

7. The general rule is to have no more than 1-2 slides per minute of your presentation (not including the title slide and outline)

8. Absolutely no spelling or grammar mistakes!!!!!!

Tips for presenting slides

1. Pros and cons for using pointers

2. Stand where you can avoid blocking the view of the screen

3. Maintain eye contact with the audience while presenting slides

4. Use transitions between slides.

Kinh nghiệm học anh văn của anh Nẫm

Vừa rồi anh Nẫm có một buổi nói chuyện về việc học tiếng Anh, kinh nghiệm bản thân của anh Nẫm. Mình xin gởi lên những gì ảnh nói mà mình còn nhớ được. Nếu có gì sai mong các bạn sữa lại vì mình chỉ ghi lại theo trí nhớ của mình.

Trước hết để hiểu và học tốt tiếng Anh thì theo anh Nẫm, các bạn nên biết về tiếng Việt- tiếng Việt ở đây ý nói là trước khi bạn đọc một chủ đề nào đó của tiếng Anh thì bạn nên đọc nội dung đó về  tiếng Việt trước để bạn có cái nhìn tốt về nội dung phần đó. Sau đó thì bạn có thể đọc bảng tiếng Anh của nội dung tương ứng. Lúc đó thì bạn sẽ cảm nhận được nội dung bằng tiếng Anh nhanh chóng cho dù trước  đó bạn không biết nhiều về các từ mới trong phần bạn đang đọc.

Tiếp theo là phần phát âm và nghe thì bạn nên nghe nhiều trên các kênh truyền hình cable của Mỹ, (còn một số phần nữa nhưng tôi không nhớ rõ lắm về cách phát âm- ban nào nhớ thì giúp mình ghi thêm vào ha).

Mình gởi thêm cho các bạn 1 vài trang web giúp các bạn học tốt tiếng Anh mà mình lượm lặc được

http://freevideolectures.com

http://literacynet.org/cnnsf/home.html (trang này co bài tập kiểm tra những gì bạn nghe va đọc luôn)

http://www.ted.com

Study English naturally

My mom once told me: “You gotta learn a foreign language the way you learn Vietnamese, little by little, everyday, and then you can make the language yours.” (this is somehow like the Vietnamese proverb “Kiến tha lâu đầy tổ” 😀 ) (I believe this is what anh Luan said in his Learning Practical English post.) Do you remember how children learn to speak? They listen, imitate each word, imitate a phrase, then a sentence (everyday!), and when they are strong enough, they can make their own sentences.  Now, even though we are no longer children, we can still learn English the way they do. And I do believe this way of studying is really helpful.

So, to learn English, first we have to love the English language and want to learn it.

In order to speak well, we have to listen a lot, learn to say each word correctly, learn correct phrases and then learn correct sentences. This might seem funny, but in fact very important. Let’s imagine a foreigner trying to say “Tôi không muốn đi chơi đâu cả” but say “Tôi đâu cả muốn không đi chơi” instead. With the same words and almost the same order, the latter sounds strange and hard to understand for us. Similarly, when we speak English,we may use exactly the same words but if we put them in some strange order (which may sound perfect for us,) the outcome will be confusing for native speaker 🙂

Here is a website that have some very interesting ideas about English Study – Antimoon.com . You may read it to relax and refresh after a hard-studying and hard-working day (please discard the advertising part of that website 🙂 )

Các download và install tự điển StarDict

Tự điển StarDict là một công cụ giúp đọc một văn bản dạng Word, Pdf, tex. Khi ta ấn Shift và nhấp con chỏ vào chữ nào thì sẽ có một ô nhỏ hiện lên nghĩa và cách phát âm đồng thời ta cũng có thể nghe phát âm chữ đó . Ðây là phần mềm free, và tôi đã quét antivirus, thấy khá an toàn.

1 . Cách download : các bạn vào http://stardict.sourceforge.net/, download các files stardict-2.4.8.exe GTK+ Runtime for Win98 . Khi bấm vào các files cần download, ta có một window mới, các bạn bấm vào this direct link. Ðể download nhanh hơn. Nếu các bạn cần chương trình có phát âm thì download thêm file WyabdcRealPeopleTTS tarball 84M .

Ðể có các tự điển cần dùng, các bạn vào http://stardict.sourceforge.net/Dictionaries_misc.php , download các tự điển cần thiết . Có rất nhiều tự điển khác trong http://stardict.sourceforge.net/Dictionaries.php .

2. Unpack : sau khi unpack (bằng winrar.exe) : ta có các files :

stardict-2.4.8.exe ® stardict-2.4.8.exe

GTK+ Runtime for Win98 ® gtk+-2.8.18-setup-1.exe

WyabdcRealPeopleTTS tarball ® folder “WyabdcRealPeopleTTS”

Các files trong http://stardict.sourceforge.net/Dictionaries_misc.php ® các folders tự điển.

3. Install : Các bạn trước hết run gtk+-2.8.18-setup-1.exe, và sau đó run stardict-2.4.8.exe. Sau đó các bạn có directory (thí dụ) C:\ Program Files\ StarDict . Trong đó có folder “dic” trống rỗng , các bạn copy tất cả các files trong các folders tự điển (mà các bạn đã unpacked) và folder “dic” , nhớ là copy files tự điển chứ không phải copy folder tự điển.

Muốn nghe phát âm, các bạn copy folder “WyabdcRealPeopleTTS” vào directory C:\ Program Files\ StarDict

4. Run stardict.exe , các bạn bấm vàu biểu tương ngôi nhà để điều chỉnh option trong preferences :

a. Vào phần “dictionary”

vào “Scan Seclection” : Nếu các bạn chọn option “Only scan while the modifier key is being pressed” : các bạn bấm Shift và bấm con chuột vào chữ nào thì sẽ có ô tương ứng cho chữ đó. Nếu không chọn option này, ô hiển thị sẽ hiện lên khi ta bâ’m con chuột vào bất kỳ chữ nào.

– vào “Sound” : chọn “Enable sound event”

b. Vào phần “Floating window” , chọn “option”, rồi chọn “Pronounce the word when it pops up”.

5. Một vài lưu ý :

– Sau khi install StarDict, ta có một biểu tượng Stardict trên toolbar khi run Acrobat, phải bấm vào biểu tương này để tra tự điển nội dung các file pdf.

– Nếu chương trình Stardict đang ở trong Taskbar system, các bạn phải run nó từ Taskbar system, chứ không thể từ icon trên desktop.

Một trang web hữu ích

Hôm nọ mình đang tham quan GVietMath.net thì thấy comment của Kid, rồi một comment của nói rằng Mr. Phan mới tham quan blog của Kid và thấy nó khá hay. Vì tò mò (vốn là tính xấu của con người 😀 ) mình vào xem thử, và hay chưa kìa, đó là một blog có rất nhiều tài liệu Anh Văn quý giá.Chủ nhân của blog là một sinh viên khoa Anh, cũng đang vật lộn với các kì thi Anh Văn. Bạn đã thu thập khá nhiều tài liệu và đăng lên mạng chia sẻ với mọi người.

Tuy nhiên, xin bạn lưu ý những điều sau:

1. Vụ này thật ra không được đúng lắm. Nhưng với hoàn cảnh của sinh viên chúng ta hiện nay thì việc có được số tài liệu này bằng những cách thông thường hầu như là chuyện không thể. Nhưng sẽ thật bất công nếu vì lý do tài chính mà chúng ta gặp trở ngại trong việc học tốt Anh Văn và từ đó gặp nhiều trở ngại khác (bạn biết là gì rồi phải không 😉 ). Tuy nhiên khi điều kiện của bạn khá lên thì hãy suy nghĩ tới việc mua đồ gốc nhé 🙂

2. Người bạn của chúng ta bỏ khá nhiều thời gian và công sức để thu thập các tài liệu này và bỏ lên mạng chia sẻ, nên nếu bạn có ý định sử dụng tài liệu ở đây thì cũng nên giúp đỡ Kid ha.

Đây là blog mà mình đang nói tới – Vietnamese Chasing Dream.