Learning Practical English

I post this very first draft to share my experiences with the readers quickly. I will come back to explain more and edit the article.

… (I could not find appropriate words to say here at the moment 🙂 )

Bring English to your life

Create English surroundings

Submerge yourself in English

  1. Reading.
  2. + Read everything in English including books, newspapers, magazines, journals, websites, manuals, ads, bills, bags, boxes, receipts, announcements, instructions, …
    + If you are in Vietnam, you should find more and more English books, newspapers… for your study.
    + Stay away from Vietnamese newspapers, websites, televisions, radios at least for awhile 🙂 Whenever I read too much of them, my English deteriorates.

  3. Watching
  4. + Watch TV channels in English. At first, the caption may help you improve your vocabulary, but not much with listening. When you find it distracting, it is time to turn caption off. Make notes if you want. Be careful, captions are sometimes full of errors.
    + Watch movies in its original English language. You can easily rent them nowadays. Do not rent those with translations. Though subtitles are very helpful, do not focus on them all the time. You may replay the whole movie or some scenes in order to learn or listen more carefully.

  5. Listening.
    + English TV channels. This should be a must.
    + English radios.
    + English music. Though I did not learn much from this, you may find it useful particularly when you are bored!
    + First, try your best to understand what is said. Then pay attention to pronunciation, tone, idioms … You need them to build up your own English.
  6. Speaking. This is extremely important since you can improve your pronunciation as well as the ability to use English and make it yours.
    + Talk to native English speakers. It is very helpful to have friends, roommates, officemates, … speaking good English. You can learn from them quickly and ask for corrections if necessary.
    + Use dictionaries. Study carefully both spelled pronunciation and audio pronunciation.
    + Read newspapers, books, … out loud. You can record your voice sometimes and replay it to see how much you have improved and what else needs practicing.
    + Practice, learn and practice.
  7. Translating.
  8. Rephrasing.
  9. Thinking.
  10. Behaving.
  11. Living.

Hoang Thach Luan

Life elsewhere ?

Discussion: Do you believe that there is intelligent life elsewhere in the universe?  If yes, what kind of mathematics are they studying over there 🙂

 The following is one opinion on the first question by

Douglas Keyworth

As we all know, the Earth has everything that is needed for life to develop, which is why we are here.

But four billion years ago, when the Earth was formed, what were the chances that life would emerge? Pretty small, according to biologists – about the same chance that you would have of winning the national lottery five weeks in a row. So we’re quite lucky to be here at all.

Elsewhere in the universe

What about the chances of life forming elsewhere – in our own galaxy, for instance? The Milky Way contains around 400 billion stars. Some (maybe most) of these have planets orbiting around them, and the chances are that many millions – or even billions – of these planets could support life. So it does seem possible that there are some other lottery winners living in the same neighbourhood.

And if you think that there are countless other galaxies out there – many of them far bigger than the Milky Way – then it seems obvious that there must be other forms of life somewhere in the Universe.

Intelligent Life

But is it intelligent life, the kind of life that could build space ships and pay us a visit?

Here on Earth there have been billions of species, but only one of them has turned out to be intelligent enough to develop technology and fly into space. And even we’re not particularly intelligent: the human race will probably blow itself up long before it learns how to visit other part of the galaxy.

Alien visits

But let’s suppose that there are advanced civilisations, here in our own galaxy, who have developed fast-moving flying saucers. Would they visit the Earth?

First we need to ask: why should they want to? The most likely answer is that their own sun is at then end of its life, and they need to find somewhere else to live.

And the next question is: why here? The diagram shows the part of the Milky Way which probably has the largest number of habitable planets. The oldest ones (and therefore the ones which are most likely to have advanced forms of life) are in the area shaded red. We’re towards the edge (marked X).

If I were an alien looking for a new home, I think I would try a few million of my neighbouring planets before bothering to travel a hundred thousand trillion miles to visit Earth, on a journey that would take at least 200 000 years.

UFOs

But what about all those UFO sightings that are reported every year? Well, most of them are planes. And whatever the others are, they’re not flying saucers. If you were a visiting alien with incredibly powerful technology, what would you do: hide yourself away and keep quiet, or land and take over the Earth? I know what my answer would be.

If there are other forms of life elsewhere in the Universe (and I’m sure there are), that’s exactly where they are – elsewhere. 

(Extract from Doff and Jones, Language in Use, Cambridge)

Các download và install tự điển StarDict

Tự điển StarDict là một công cụ giúp đọc một văn bản dạng Word, Pdf, tex. Khi ta ấn Shift và nhấp con chỏ vào chữ nào thì sẽ có một ô nhỏ hiện lên nghĩa và cách phát âm đồng thời ta cũng có thể nghe phát âm chữ đó . Ðây là phần mềm free, và tôi đã quét antivirus, thấy khá an toàn.

1 . Cách download : các bạn vào http://stardict.sourceforge.net/, download các files stardict-2.4.8.exe GTK+ Runtime for Win98 . Khi bấm vào các files cần download, ta có một window mới, các bạn bấm vào this direct link. Ðể download nhanh hơn. Nếu các bạn cần chương trình có phát âm thì download thêm file WyabdcRealPeopleTTS tarball 84M .

Ðể có các tự điển cần dùng, các bạn vào http://stardict.sourceforge.net/Dictionaries_misc.php , download các tự điển cần thiết . Có rất nhiều tự điển khác trong http://stardict.sourceforge.net/Dictionaries.php .

2. Unpack : sau khi unpack (bằng winrar.exe) : ta có các files :

stardict-2.4.8.exe ® stardict-2.4.8.exe

GTK+ Runtime for Win98 ® gtk+-2.8.18-setup-1.exe

WyabdcRealPeopleTTS tarball ® folder “WyabdcRealPeopleTTS”

Các files trong http://stardict.sourceforge.net/Dictionaries_misc.php ® các folders tự điển.

3. Install : Các bạn trước hết run gtk+-2.8.18-setup-1.exe, và sau đó run stardict-2.4.8.exe. Sau đó các bạn có directory (thí dụ) C:\ Program Files\ StarDict . Trong đó có folder “dic” trống rỗng , các bạn copy tất cả các files trong các folders tự điển (mà các bạn đã unpacked) và folder “dic” , nhớ là copy files tự điển chứ không phải copy folder tự điển.

Muốn nghe phát âm, các bạn copy folder “WyabdcRealPeopleTTS” vào directory C:\ Program Files\ StarDict

4. Run stardict.exe , các bạn bấm vàu biểu tương ngôi nhà để điều chỉnh option trong preferences :

a. Vào phần “dictionary”

vào “Scan Seclection” : Nếu các bạn chọn option “Only scan while the modifier key is being pressed” : các bạn bấm Shift và bấm con chuột vào chữ nào thì sẽ có ô tương ứng cho chữ đó. Nếu không chọn option này, ô hiển thị sẽ hiện lên khi ta bâ’m con chuột vào bất kỳ chữ nào.

– vào “Sound” : chọn “Enable sound event”

b. Vào phần “Floating window” , chọn “option”, rồi chọn “Pronounce the word when it pops up”.

5. Một vài lưu ý :

– Sau khi install StarDict, ta có một biểu tượng Stardict trên toolbar khi run Acrobat, phải bấm vào biểu tương này để tra tự điển nội dung các file pdf.

– Nếu chương trình Stardict đang ở trong Taskbar system, các bạn phải run nó từ Taskbar system, chứ không thể từ icon trên desktop.

Phan mem luyen speaking

Minh co để trong tổ bộ môn giải tích bộ đĩa Pronunciation Power 1 và 2 duoi dang file iso (gan 1,2 GB) trong thư mục chung va cuon sach Dictionary of American Idioms trong thu muc tu dien cua ThuMucChung. Ban nao muon su dung thi len chep ve nha.

American history book.

johnson-paul-a-history-of-the-american-people.pdf

A writing book.

I send a good material for writing, hope it help you. strunk-white-the-elements-of-style-4th-edition.pdf

English trivia

I happened to see this page, thought it is interesting to know 🙂

 Interesting Facts:
1. The longest one-syllable word in the English
language is “screeched.”

2. “Dreamt” is the only English word that ends
in the letters “mt”.

3.  No word in English language rhymes with
“month,” “silver,” “purple,” or “orange.”

4. The symbol on the “pound” key (#) is called
an octothorpe. 

5.  The symbol used in many URLs (Web addresses)
is called a tilde. (~)

6. The dot over the letter ‘i’ is called a tittle.

7. The word “set” has more definitions than any
other word in English.

8. “Underground” is the only word in English that
begins and ends with the letters “und.”

9. There are only four words in the English language
which end in “-dous”: tremendous, horrendous,
stupendous, and hazardous.

10. The longest word in the English language,
according to the Oxford English Dictionary, is
pneumonoultramicroscopicsilicovolcanoconiosis.

11. The only other word with the same amount of
letters is its plural:
pneumonoultramicroscopicsilicovolcanoconioses.

12. The longest place-name still in use is
Taumatawhakatangihangakoauauotamateaturipukakapikimaungahoronukupokaiwe-nuakit natahu,
the Maori name of a hill in New Zealand.

13. Los Angeles’s full name is “El Pueblo de Nuestra
Senora la Reinade los Angeles de Porciuncula” and
can be abbreviated to 3.63% of its size, L.A.

14.  The verb “cleave” has definitions which are
antonyms of each other: to adhere and to separate.

15.  The verb “sanction” also has definitions which
are antonyms:  to sponsor and to ban.

16. A pregnant goldfish is called a twit.

17. There is a seven-letter word in English that
contains eleven words without rearranging any of its
letters, “therein”: the, there, he, in, rein, her,
here, ere, I, therein, herein.

18. ‘Stewardesses’ is the longest English word that
is typed with only the left hand.

19. The combination “ough” can be pronounced in nine
different ways; the following sentence contains them
all: “A rough-coated, dough-faced, thoughtful ploughman
strode through the streets of Scarborough; after falling
into a slough, he coughed and hiccoughed.”

20. The only 15 letter word that can be spelled without
repeating a letter is “uncopyrightable.”

21. “Facetious” and “abstemious” contain all the vowels in
the correct order, as does arsenious, meaning “containing
arsenic.”

22. The word “Checkmate” in chess comes from the Persian
phrase “Shah Mat,” which means “the king is dead.”

23.  Only three words have entered English from Czech: 
polka, pilsner, and robot.

Tập hợp các bài viết về các trung tâm học anh văn

Em là Mạch Nguyệt Minh, học khóa 2003. Mấy trung tâm em học thì khoa mình cũng có nhiều người học (đi học gặp quá trời ) nhưng gửi dư đâu có sao há (lớp của em toàn là lớp luyện TOEFL thôi nha)

1. TT Nông Lâm ngoài Thủ Đức: học hồi năm 1, ba ba đóng học phí nên ko biết bao nhieu Hồi học thì thấy rất hay, nhưng sau khi chuyển qua học chi nhánh 1 ĐHSP thì thấy chương trình học y chang, mà giáo viên thì ko bằng bên SP. Tuy nhiên, chỉ cần có học là có tiến bộ thôi

2. TT ETS (ở số 408 đường Điện Biên Phủ): chỗ này mấy đứa bạn chê là dạy dở, lừa tiền, nhưng em thấy gv rất tâm huyết, học phí lại rẻ nữa Tuy giáo trình cũng giống bên SP1 luôn, nhưng giáo viên dạy sáng tạo chứ ko vẹt y chang trong Gtrinh

3. TT ĐHSP1: chỗ này chắc nhiều người học lắm. Chương trình học xịn, gv xịn, học phí cũng vừa phải. Tuy nhiên đường tới TT này hay bị kẹt xe lắm

4. TT ĐHSP2: chỗ này cũng tương tự như SP1, thêm cái là lớp ít người nên gv biết tên từng đứa luôn. Hay cho làm kiểm tra nên cũng kích thích học viên học bài siêng hơn, đường đi tới cũng ko bị kẹt xe nữa. Tuy nhiên đến lớp 80 mới chú trọng dạy viết, còn lớp 45, 60 chỉ chú trọng phần reading, nên khi học có 1 nghịch lý là phe ta hay bị thiếu phần speaking + writing, nhưng 2 phần này thời gian học chưa được 1/2 của phần listening + reading . Học phí = bên SP1

Em thấy chỗ nào học xong thì cũng tiến bộ thôi, chủ yếu là về nhà mình học bài kỹ thì tiến bộ nhiều, còn ko thì tiến bộ ít ít . Vô mấy trung tâm chủ yếu là để luyện kỹ năng speaking, còn 3 kỹ năng kia luyện ở nhà cũng đc

Bài viết của bạn Nguyễn Thanh Chuyên
Em từng học ở Trung tâm Anh văn của ĐH Nông Lâm, chi nhánh ở trường PTTH Chu Văn An, đường Ngô Gia Tự cách đây khoảng 4 năm. Ở đây có khóa tuần 3 buổi, khóa tuần 5 buổi, mỗi buổi 3 tiết. Có nhiều giáo viên dạy trong đó có 1 người nước ngoài (Philippin hoặc Malay) dạy môn Speaking. Hiện nay học phí khoảng 800.000/10 tuần.

Trung tâm Anh ngữ Quốc tế dạy cũng được. Tuy nhiên, lực lượng giáo viên ở đây ít. Học phí khoảng 75$/8 tuần, mỗi tuần 3 buổi.

Bài viết của bạn Hồ Sỹ Tùng Lâm
Em đang học anh văn tại trung tâm AUSP ( Trung tâm anh văn cua Đại Học Quốc Gia).
Địa chỉ : 232/15 Vo Thi Sau, P7, Q3.
Gồm 4 lớp TOEFL iBT:
TOEFL iBT 1 (50% giao vien VN) : $200 (80 tiet)
TOEFL iBT 2 (50% giao vien VN) : $210 (80 tiet)
TOEFL iBT 3 (50% giao vien VN) : $220 (80 tiet)
TOEFL iBT 4 (50% giao vien VN) : $230 (80 tiet)
Tuần học 2 buổi, mỗi buổi 3 tiếng

Bài viết của bạn Nguyên Anh
Em đã học qua 1 khóa iBT 45 ở trung tâm Đại học Sư Phạm (học phí: from 2.5 triệu tới 2.7 triệu đồng).
Phương pháp khá hay, chẳng hạn như những kĩ năng như Reading (cách học từ:Prefix ,Stem, Suffix) ,Speaking , Writing(chủ đề improtant trong toefl), đặc biệt họ dạy chúng ta những cách để nghe và take note in listening (signal words, expressive), ect… .
Ta có thể học thử 1 tuần đầu tiên tại trung tâm chẳng hạn như: trung tâm nằm ở Nguyễn Trại Q1(không cần phải đóng tiền trước).
Sau khóa học iBT45 , mình cảm thấy tiến bộ khá nhiều trong kĩ năng: Reading , Listening.

By: meomaika on July 5th, 2007

1) VATC: It always has some awards, scholarships but the quality is not good.

2) VUS: I’ve just finished 1 course (level 7) at this center and my idea is ‘not so bad, not good’.
Pros:
– Most of the time teacher use English in class.
– Classroom has good conditions (quiet, cool)
Cons:
– High fees (about VND1milion/month, 3 days/week)
– Teacher seems not well-prepared, they just come to class and look for what they teach. So, sometimes I asked some deeper questions and their answers were very ambiguous.
– My classroom is quite small and narrow.

*A good center, high tuition fees but very good at quality, is ACET (www.acet.edu.vn). My friend has studied in there for 2 weeks and he said “It’s worth to try.” The fee is about 400-500$/course, you can find the schedule in its website.

(A note added by englishstudyforvms: ACET is an Australian Center.)

By: A guest on August 26, 2007

I’ve just finished my IELTS preparation course in ACET. It’s really helpful for its tips and strategies. I used to take many courses in SEAMEO for TOFLE-iBT, which is a rather good quaility center with low study cost. SEAMEO has qualified teachers, who know a lot and therefore can help me with my deep questions. Thus, for TOFLE iBT, I recommend SEAMEO despite its not very good facilities.

Added by Author on August 23, 2010

We would like to mention that our information here has been outdated. We do not endorse any of the learning centers mentioned above or below, as well as what other readers were saying about these learning centers. We are sorry but this post will no longer accept comments.

Tips for improve speaking from ETS

This is just a copy of Improve Your Skills from ETS. I believe this is very important to know. You can also get Tips for other parts there. Please remember when trying any of the tips below, make sure you are practicing American English, but not English from another country 🙂

Advice for Speaking
Skill: Speaking about Familiar Topics
Performance Level: Good
Score Range: 26–30

  1. Look for opportunities to speak to native speakers of English. Interaction with others will improve your speaking ability.
    • Ask a native speaker to provide feedback on your pronunciation problems (if any).
    • Join an Internet voice chat.
  2. Listen to the radio, and watch TV and movies. Pay attention to idiomatic usage of the language and different accents or speech patterns that are used.
    • Write down new expressions you hear. Use the expressions in your everyday English conversations.
    • Choose a character from a film or TV show. Repeat the character’s words, following the intonation patterns, as he or she speaks. Include the gestures or other body language of the character you are imitating.
  3. Practice speaking for a limited time on different topics without a lot of preparation. Time your responses to questions.
    • Make a list of questions on topics that interest you (for example, hypothetical situations or academic topics). Answer each of the questions aloud. Try to speak for at least one minute.
  4. Use books that come with audio recordings to study pronunciation, stress, and intonation in English.

Advice for Speaking
Skill: Speaking about Campus Situations
Performance Level: Good
Score Range: 26–30

  1. Look for opportunities to build your fluency in English.
    • Take risks and engage others in conversation in English whenever possible.
    • Join an Internet chat room.
  2. Listen to the radio, and watch TV and movies. Pay attention to idiomatic usage of the language and different accents or speech patterns that are used.
    • Write down new expressions you hear. Try to use the expressions in your everyday English conversations.
    • Choose a character from a film or TV show. Repeat the character’s words, following the intonation patterns, as he or she speaks. Include the gestures or other body language of the character you are imitating.
  3. Practice speaking for a limited time on different topics without a lot of preparation. Time your responses to questions.
    • Make a list of questions on topics that interest you (for example, hypothetical situations or academic topics). Answer each of the questions aloud. Try to speak for at least one minute.
  4. Use books that come with audio recordings to study pronunciation, stress, and intonation in English.

Advice for Speaking
Skill: Speaking about Academic Course Content
Performance Level: Good
Score Range: 26–30

  1. Record yourself and then listen and transcribe what you said.
    • Read a short article from a newspaper or textbook. Record yourself summarizing the article.
    • Transcribe the recording and review the transcription. Think about other ways to say the same thing.
    • Ask a teacher or English-speaking friend to review the transcription and mark any errors.
    • Pay attention to your vocabulary and grammar mistakes.
    • Correct the errors and check your pronunciation.
    • Write down any changes to vocabulary and grammar you think will improve the recording.

Tự luyện speaking – “th”

Chắc các bạn đã luyện kha khá “p” và “b” rồi phải không 🙂 Hôm nay mình sẽ viết thêm một chút về “th”. Nhưng trước tiên mình sẽ ra ngoài lề một chút.

Mình đọc “Những sai lầm của tôi – Phần 2 – Tự ti” của thầy Dũng thì thấy thầy có nhắc tới một điểm rất hay, đó là hiện nay ở TP chúng ta có rất nhiều “Mĩ ba lô”, nếu bạn có thể bắt chuyện được với họ để chat chít thì sẽ có cơ hội tự luyện nghe và nói rất tốt mà không phải tốn tiền. Tuy nhiên, mình sẽ vẫn tiếp tục xê-ri tự luyện speaking, chủ yếu là để chỉ cho các bạn các điểm cần lưu ý khi luyện nói.

Phụ âm “th” là một trở ngại khá lớn của chúng ta, vì tiếng Việt không có phụ âm nào tương tự. Nó đọc na ná “th” của tiếng Việt, nhưng vị trí bắt đầu của lưỡi là giữa hai hàm răng chứ không phải phía sau răng. Nói không thì hơi khó hình dung, nhưng có bạn nào chịu khó Google tìm trang web hướng dẫn đọc mà có hình vẽ luôn thì đóng góp nha. Mình sẽ chỉ một cách không cần hình.

Bây giờ bạn thử đọc “think” kiểu bình thường bạn hay đọc. Rồi, bây giờ đổi một chút. Thè lưỡi ra, hai hàm răng cắn lại, đừng cắn mạnh quá, nhẹ nhẹ thôi. Rồi, đọc chữ “think” lại. Cách đọc hoàn toàn tương tự, nhưng chỉ khác vị trí bắt đầu của lưỡi thôi. Bạn để ý trong khi đọc đừng để lưỡi trở lại vị trí chữ “th” kiểu VN nhé.

Kiểu này đọc cho những từ như “think”, “thumb”, “thing”, “thick”, “third”, “threaten”,”thank”, “theft”, “thunder” hay nếu khi tra The Online Meriam-Webster dictionary thì bạn sẽ thấy nó được kí hiệu là \ th \.

Để ý những từ như “though”, “them”, “within”, và “the” – trong Webster kí hiệu là \ [th] \, thì có cách đọc khác, và mình sẽ nói tiếp sau.

Như thầy Dũng nói, nếu bạn lang bang làm quen nói chuyện với mấy tay Mĩ ba lô rồi để ý cách họ đọc những chữ này thì sẽ rõ hơn và luyện tốt hơn. Để ý họ đọc hay đơn giản là hỏi họ xem đọc từ đó thế nào thôi cũng được 🙂 Bạn để ý hỏi cho kĩ nhé, chứ mà gặp phải Pháp ba lô mà hỏi tiếng Anh thì không được đảm bảo đâu, tiếng Pháp cũng như tiếng Việt mình, không có âm “th” kiểu tiếng Anh đâu 😀 .

Bạn nào có trang web hay về phát âm, hay chương trình luyện phát âm hay ở nhà thì cùng góp ý ha.

—————————————–

Added by Tâm on September 7, 2007 (Thank you for your contribution 🙂 )

  1. Xin phép được có vài lời góp ý với bạn. Trước hết xin cảm ơn bạn vì bạn không ngại bỏ thì giờ và công sức để giúp cho các bạn khác cải thiện phát âm tiếng Anh của mình.

    Trong phát âm phụ âm “th” như trong từ “think” hay “that” cần chú ý rằng tổ hợp ký tự “th” có vị trí phát âm giống nhau(như bạn đã mô tả khá kỹ lưỡng bên trên)nhưng phương thức phát âm của hai âm này lại hoàn toàn khác nhau: trong trường hợp của “think” là “voiceless sound”:âm câm(tức là dây thanh đới không rung); còn trong “that” là “voiced sound”(dây thanh đới có rung)

    Ngoài ra để tiện bề cho các bạn luyện tập âm này tôi xin phép đề nghị 2 điểm sau:

    1.Vị trí phát âm: {đây và một phụ âm xát(fricative) vì khi phát âm các phụ âm xát này ta thấy có tiếng “hissing sound” “âm xì” rõ thấy nhất là âm “s” hay “sh”…) “th” có vị trí cấu âm như sau: hàm răng trên và đầu lưỡi đặt sát phía dưới các răng cửa sao cho giữa chúng tạo thành một khe hở thật nhỏ để không khí thoát ra chỉ bằng lối này và đồng thời tạo thành âm xì “hissing sound” nhẹ(có thể so với âm xì trong các phụ âm “f” và “v”).

    2. Để tiện cho việc luyện tập âm này thiết nghĩ cần trang bị cho mình một cái gương nhỏ để quan sát các cơ quan phát âm trong khi luyện tập!

    Nhân tiện tôi cũng xin nói thêm vài suy nghĩ cá nhân của mình trong việc luyện ngữ âm tiếng Anh nói riêng và các ngoại ngữ khác nói chung: Việc phát âm tốt từng âm vị “phoneme”(trong trường hợp này là “th”) của một thứ tiếng là rất cần thiết cho việc làm chủ cách phát âm của tiếng đấy nhưng chưa đủ bởi vì đó chỉ mới là cái yếu tố đầu tiên trong hệ thống ngữ âm của một ngôn ngữ. Ngoài việc phát âm tốt từng tâm vị ta còn cần phải chú ý đến các yếu tố khác như “stress” trong một từ “stress” trong một ngữ đoạn “syntagm” rồi “stress” trong một câu; rồi đến “rhythm” nhịp điệu câu; “week forms” các dạng “nuốt”; “linking” luyến ví dụ: here_it_is! Và cuối cùng là “intonation”.

    Tóm lại để phát âm tốt tiếng Anh hay một ngoại ngữ nào đó ta cần phải bỏ ra nhiều thời giờ công sức để luyện tập và đồng thời cần phải hiểu biết một cách tương đối hệ thống ngữ âm của ngôn ngữ đấy.

    Để giúp các bạn có được một hiểu biết khá đầy đủ về ngữ âm tiếng Anh tôi xin giới thiệu các bạn cuốn English Phonetics & Phonology của Peter Roach NXB Cambridge University Press(bàn rất kỹ về các phát âm giọng Anh chuẩn “RP pronunciation”). Bạn nào quan tâm đến giọng Mỹ thì có 2 cuốn sau: “American Accent Training” của Ann Cook NXB Barron’s và cuốn “Improve Your American English Accent” của Charlsie Childs.

    Chúc các bạn thành công!

    Thân ái chào các bạn.

Kinh nghiệm học tiếng Anh: Những sai lầm của tôi! (2/?)

 Kỳ 2: Tự tiSự thật hiển nhiên là dân Việt ta có cái tính tự ti. Sống cạnh một đế quốc lúc nào cũng hù doạ, coi bốn cõi biên cương là man di mọi rợ, thì làm sao mà tránh khỏi cái suy nghĩ “thân phận nghèo hèn”? Dù ta có bao lần tức khí, đứng lên đánh mấy anh tàu phù ấy tơi tả nhưng trong lòng chắc hẳn có ấm ức. Mà cái anh tàu ấy cũng giỏi thiệt chứ chẳng chơi, mấy anh mũi lõ cũng phải nể sợ nên chuyện ta có ngán họ cũng là lẽ thường tình. Bảo là không sợ thì mới là ngớ ngẩn!Sau lại đến anh Tây mũi lõ. Cái anh này còn tệ hơn nữa kia, coi cái giống da vàng mũi tẹt chỉ xứng dòng nô lệ. Man di thì còn được tha cho mà có cái tên, có vua, có quan cho nó xãnh xoẹ … Đi chầu mỗi năm thì cái lỗ rún của thiên hạ ấy cũng run run rồi. Nô lệ thì khác gì trâu bò? Cái sự thông cảm ti chút của anh Tây thì hoàn toàn không có!

Ta cứ như thế suốt thì sao không tủi, không than “tôi ca không hay, tôi đàn nghe cũng dở” (Biết vậy mà cứ ca hoài!:) ). Có nổi máu con gà chọi thì:

“Mấy lần đất nước đứng lên
Đứng lâu cũng mỏi cho nên phải nằm!”

Cái tự ti ấy là một điều rất tệ trong việc học tiếng Anh. Bạn làm sao có thể trao đổi nếu trong lòng bạn cứ đau đáu những câu hỏi:

-Mình nói có sai không?
-Phát âm của mình có nhà quê không?
-Họ có khinh mình không?
-Họ có thèm giúp mình không?

và quan trọng hơn cả: Mình có vừa tầm để nói chuyện với họ không?!!

Khi tôi mới sang Ý đi học ở ICTP tại Trieste. Chân ướt chân ráo, thấy ai tóc hoe hoe, mũi lõ lõ là tôi ngại lắm. Chỉ mong qua ngày học về phòng mình cắm đầu vào cái góc nhà, rồi nhớ thương “tôi yêu tiếng nước tôi” (từ khi mới sang cái xứ này)!!!! Tôi ngại lòi cái dốt của mình ra lắm lắm.:(

Cái lỗi của tôi là, khi tự học tiếng Anh, tôi chỉ muốn dùng nó vào việc học chuyên môn của mình (toán). Tôi không hề nghĩ đến việc học phonetic (cách phát âm) hoặc conversation (đối thoại) cho nó ra hồn. Cứ nghĩ đấy là chuyện dở hơi. Đến khi nói, thiên hạ cứ ớ ra! Tại sao vậy? Tiếng Việt mình có dấu, tiếng Anh thì có nhấn. Cứ nói “Yeu thi yeu” thì làm sao biết được ý muốn nói “yêu thì yếu“? Thêm nữa, bạn có muốn nghe hay nói chuyện với một người mà cứ rù rà rủ rỉ, giọng cứ một điệu ngang ngang đều đều như tụng kinh hay đọc diễn văn không? Nói cũng là thuyết, ngữ điệu rất quan trọng.

Thế là ngại nói vì sợ người ta cười. May là tôi không còn con sinh lộ nào khác, phải trơ mặt ra mà nói. Người ta không hiểu thì đánh vần (spell) ra rồi hỏi họ “How do you say it?”. Riết rồi nó cũng quen, mặt càng dầy ra những lưỡi ngày càng dẻo lại (hay tại cái xứ Ý ấy chẳng đào đâu ra nước mắm mà ăn, lưỡi bớt cứng?). Tôi cũng quay lại luyện cái phonetic của mình qua sách vở. Tuy nhiên, tôi thấy cái hay nhất là vẫn hỏi và nghe ông tây bà đầm nói rồi nhái theo.

Mong rằng bạn sẽ không rơi vào cái thế thảm hại như của tôi, chỉ vì nhút nhát và tự ti mà khốn khổ như vậy. Bạn chắc sẽ bảo rằng vậy phải ra xứ người để gặp tây đầm rồi hãy luyện công cho nó mau. Nói vậy thì tủi thân các anh em tây ba lô lang thang ngoài phố quá! Phí lắm! Những người khách này là những nguồn học phonetic tuyệt vời mà cái thời của tôi không dám mơ đến. Thêm vào đó, họ đến VN với tư cách là khách, còn bạn là chủ nhà. Ai oai hơn ai? Họ chắc chắn muốn giao lưu với bạn để tìm hiểu về đất nước mình và họ muốn nói chuyện với bạn. Ở đây, tôi tin rằng họ không có cái anh ngọng như tôi thì họ cũng quay ra nói chuyện với người khác cho nó đỡ bực mình :). Nói vui vậy thôi, kinh nghiệm của tôi cho thấy rằng họ sẽ rất vui và tự hào khi được giúp đỡ một người muốn tìm hiểu cái thứ tiếng của họ.Tôi để ý thấy các sv Trung Quốc rất tự tin. Có thể một phần do họ tự hào về cái bề dày lịch sử của họ hoặc cái tư tưởng đại quốc đã ăn quá sâu vào đầu họ. Do đó, họ hoà nhập và ăn nói rất mạnh dạn. Khi họ có sự tự tin, dù có thể quá đáng, thì việc diễn tả ý tưởng của họ chắc chắn sẽ hay hơn ta nhiều. Vừa nói lại phải vừa gãi gáy! Tuy vậy, đa số người tàu phát âm kém hơn người Việt mình nhiều. Họ phải đánh vật với các âm “r”, “th”, “l”… Còn ta thì không. Bạn thấy mình đã có lợi thế hơn chưa?

Sự tự ti còn dẫn đến một điều dở nữa là nói nhanh. Bạn có thấy lạ không? Thật đấy, tôi ố gắng nói nhanh để lấp liếm cái sai của mình trong mỗi từ. Cái này nó ẩn trong tiềm thức mà sau này tôi mới ngộ ra. Người Mỹ rất ghét mấy anh Ấn độ vì họ nói cứ như súng đại liên bắn vậy đó! Dù rằng tiếng Anh của dân Ấn thì khỏi chê rồi. Tôi phải tập để nói chậm và rõ từng chữ, có sai thì họ sửa giùm. Mặt khác, khi họ nói chuyện với mình là họ muốn hiểu, muốn nghe. Mình không muốn họ hiểu (vì để dấu cái dở của mình) thì cứ quay mặt vào tường nói cho nó yên tâm.

(Kỳ sau: Tự Phụ)

Tự luyện speaking – “p” và “b”

Mình đọc email thầy Đức thấy SV chúng ta đang gặp khó khăn về nói tiếng Anh. Nếu bạn có một người bản xứ hay một người có khả năng đọc tiếng Mĩ tương đối chính xác để hướng dẫn thì quá tuyệt. Tuy nhiên cái đó cần tới tài chính, mà cái vụ này thì SV chúng ta đa số là khó khăn. Vậy nên mình xin mạn phép đưa ra vài Tips để giúp các bạn phần nào.

Trước tiên, mình có nghe qua đoạn đọc mẫu từ trang của ETS thì thấy các bạn không cần phải có giọng đọc như Mĩ thì mới đậu, mà chỉ cần cơ bản phát âm và đọc đủ chính xác là được. Ngoài ra nếu bạn luyện đọc tốt thì khả năng nghe cũng sẽ tăng theo. Thật đấy, không tin, bạn cứ thử xem.

Nhân khi type ESL vào Google Search, mình tình cờ thấy hiện ra thêm một loạt các trang đi kèm. Có bạn nào đã thử dạo qua mấy trang này thì viết vài cái review cho bà con coi với nha 😉

Thôi mình đi vào cái chính. Hôm nay mình sẽ chỉ viết về phụ âm p – b, mà mình thấy là điểm yếu của rất nhiều SVVN chúng ta. Thật ra nếu bạn là người miền Bắc hay gốc Bắc như mình đây thì bạn sẽ ít gặp khó khăn với cặp phụ âm này hơn (thật đấy, mình không phân biệt đâu nhé, nhận xét chung thôi 😉 )

Trong tiếng Việt chúng ta, cho dù bạn có phát âm “p” thành “b” thì mọi người vẫn vui vẻ cả làng, hiểu nhau cả. Nhưng đối với tiếng Anh thì “that’s a different story”, nếu bạn phát âm sai thì sẽ là một từ hoàn toàn khác với họ, một ví dụ đơn giản là “pump” và “bump”.

Vậy làm sao để đọc cho đúng? Âm “b” thì quá dễ rồi ha, mình không phải bàn. Âm “p” bạn phải mím môi lại, cho hơi bị ép ở trong miệng ngay trước môi rồi mới cho âm bật ra, nhớ cẩn thận kẻo ướt mọi người xung quanh đấy 😉 Để check xem mình đọc đúng chưa bạn có thể để giơ tờ giấy A4 cách mặt mình khoảng một ngón tay trỏ rồi thử đọc. Âm “b” cổ họng bạn rung nhè nhẹ nhưng tờ giấy không suy chuyển. Âm “p” cổ họng bạn không rung nhưng tờ giấy sẽ bay phấp phới một tí (nhớ là chỉ bay thôi, không ướt nhé 😀 )

Tốt nhất là bạn có ai đó đọc chuẩn làm mẫu sẵn cho vài lần, rồi bạn tự luyện và tự kiểm tra theo cách trên (cách đó là cách truyền thống để luyện hai âm này đó, mình học được trong mấy lớp học AV)

Xong, việc tiếp theo là tìm các cặp từ có “b” và “p” để luyện cho quen. Để tối nay mình sẽ tìm và update sau, hiện giờ nhiêu đây thôi.

À, các anh/bạn/em (hix 😦 ) Authors nếu thấy thích chủ đề này thì cùng viết chung luôn nha, cái vụ tự luyện phát âm và luyện nói này có nhiều thứ cần nói lắm, mà một mình em viết không nổi đâu 🙂

In our way

Today I get some very helpful ideas from Prof. Le Dung to add the page Q&A and all the available categories in the sidebar so visitors can see them easily. However I still can’t manage to complete it as in the sidebar only categories with posts may be shown. So for a complete list of available (and probably expanding) Categories please scroll down to the end of this page 🙂

englishstudyforvms.

Kinh nghiệm học tiếng Anh: Những sai lầm của tôi! (1/?)

Các bạn thân mến:

“Tiếng Anh là cái chi chi
Nói thì trẹo miệng, nghe thì ù tai
Cớ sao thiên hạ miệt mài
Học chi cái tiếng có ngày dùng đâu?”

Chắc ai cũng phải đã từng hỏi mình câu đó!

Có người yêu cầu tôi viết bài để trao đổi kinh nghiệm học tiếng Anh! Không muốn phụ lòng một người đang làm một việc rất có ích và thiết thực, tôi viết. Tuy vậy, tôi phải cảnh báo (warning!) các bạn trước là những gì sau đây rất là lỗi thời (not up to date) và lẩm cẩm (wandering). Thêm vào đó, những gì tôi nhìn thấy cách các bạn học tiếng Anh bây giờ thì phải nói rằng tôi quả chẳng có một chút gì để khuyên các bạn. Xin đừng cười nhé! Tuy nhiên, tôi đã mắc rất nhiều sai lầm mà đến bây giờ ngồi nhìn lại mới thấy. Ai nói “thất bại là mẹ của thành công” nhỉ?

Vậy để tôi làm bản tự kiểm nhé. Cũng là điều hay nếu bạn thấy trước những sai lầm đó, tránh chúng ra và kết hợp với những kinh nghiệm và cách tiếp cận hiện đại của các bạn bi giờ thì chắc bạn sẽ có nhiều cơ hội thành công mau hơn tôi nhiều. Vậy xin ráng đọc!

Vì cái tật tôi hay nói dông dài, làm biếng không viết hết được một hơi, lu bu đủ chuyện linh tinh … Nên tôi sẽ bắt chước Kim Dung viết thành nhiều kỳ! (mặc dù không đủ hấp dẫn để độc giả theo dõi kỳ tới -> kỳ cục!)

Có kiên nhẫn thì đọc tiếp!

Kỳ 1: Xưa và Nay

Vài điều thưa với bạn về chuyện dân toán học tiếng Anh. Nhưng trước hết, xin cho mình làm chuyện “ôn cố tri tân” cho nó đúng bài đúng bản (kẻo phạm trường quy!).

Ai cũng phải có hàng xóm, bạn bè … Họ chắc chắn chẳng nói chuyện kiểu như ta, ăn chẳng phải món mình thích, chơi chẳng thứ mình ưa … Thế nhưng, không có người ta ở với ai? Đồng sàng dị mộng là chuyện thường ngày v.v. Vậy ta phải học cách ứng xử để giao tiếp với thiên hạ, nếu không thì cứ lên núi mà tu.

Ngày xưa, ta ở cạnh xứ Tàu bị chèn ép dữ quá, nhưng có ai đâu mà nói chuyện? Thế nên ta phải theo anh nhà giàu nói xí xa xí xố cho anh ấy vui lòng đẹp dạ. Vì vậy, tiền bối của ta cứ phải tụng niệm Tứ Thư Ngũ Kinh cho nó đầy cái bụng rồi mới mong thi cử cho nó ra cái hồn. Sau này, ta muốn tỏ ra là phương Nam cũng có địa linh nhân kiệt nên mới bịa ra cái gọi là chữ nôm cho nó có mùi dân tộc (hay mắm nêm ?).

Đến khi cái anh Phú lang sa mũi lõ đến nổ súng đì đùng, ta thì mang súng hỏa mai của anh Tàu ra mà bắn (vừa cắn, vừa mồi, vừa chạy …), thì ta mới biết “cỏ hoa tan tác chim muông” rồi mới bị muộn! Cái anh Tàu “lỗ rốn của thiên hạ” ấy cũng đã tơi tả giáp bào trước tàu đồng súng thép của Anh Pháp lúc ấy.

Mới hay, ta tài còn lắm kẻ tài hơn ta! Thế là “ông đồ ông cống cũng nằm co“. Muốn tiếc thương những ngày huy hoàng cũ thì cứ việc “nằm trong căn gác đìu hiu” rồi nghe “tiếng hát xanh xao cả một buổi chiều“, đâu có ai bắt học làm thày thông thày phán để “sáng rượu sâm banh, tối sữa bò”? Thế rồi, ta cũng dần dần phải theo để ú ớ “Ma vi xè la mẹc” (Ma vie c’est la merle), gọi con heo nái là “cô sông” (cochon) và con heo đực là “cu son“? (xin đọc “Tuấn, chàng trai nước Việt” của Nguyễn Vỹ để thấy thêm nhiều cái hỉ nộ ái ố!)

Đến nay thì vật lại đổi sao lại dời nhiều lần nữa. Cái tiếng Anh đã gần trở thành một thứ tiếng quốc tế mà ngay cả anh Pháp, vốn rất tự hào và tự hợm, cũng phải cay cú chịu đựng! Muốn hoà nhập với thế giới, muốn múa may với thiên hạ, muốn học hỏi cái hay (và cả cái dở nữa!) của thế giới thì phải cắp sách đi học tiếng Anh thôi.

Vậy học tiếng Anh như thế nào cho tốt?

Tôi không phải là dân Anh ngữ, tôi học toán rồi đi dạy toán bằng tiếng Anh (cực chẳng đã, tại ở đây người ta bắt vậy chứ tôi cũng chẳng muốn:)). Vì vậy, tôi không thể vỗ ngực xưng tên mà đứng ra “dạy” (chỉ “dỗ” thôi) ai được. Còn tệ hơn thế kia: Tôi chưa bao giờ học một lớp anh văn chính quy nào cả ở VN! Tôi tự học. Lý do chính: cơm ăn còn chưa có, tiền đâu đi học thêm? Vẽ chuyện!

Cho phép tôi được dông dài tí chút về cái học tiếng Tây (nghĩa là không phải da vàng mũi tẹt) của mình nhé. (ai bảo mời ông lẩm cẩm viết bài?)

Khi còn bé, dù Mỹ đang đầy phố phường Saigòn, bố tôi muốn tôi học tiếng Pháp. Ông cụ là dân trường Bưởi, học tiếng Tây, và không khoái mấy anh GIs nghêng ngang ngoài phố lắm. Cụ bảo cái tiếng Anh nó nghẹo ngọ lắm, nói nghe như anh ngọng, không bay bổng và dìu dặt như tiếng Pháp! Chắc tại mấy ông Tây thời xưa tuyên truyền về kẻ thù truyền kiếp của mình như vậy, ông cụ bị nhiễm! Vậy là tôi phải học “Mẹc xì bố cu” suốt thời trung học. Lên đại học, sau 75, tôi không được chọn lựa nhu các bạn bây giờ ma ` phải học môn bắt buộc là tiếng Nga. Ôi, sao lại có cái tiếng khó thế! Tiếng Pháp thì bạn chỉ chia (conjugate) động từ thôi, tiếng Nga thì bạn chia mọi thứ danh từ, tính từ,… Tuốt tuồn tuột! Động từ thì bạn vứt ở đâu cũng được, đọc hết câu mới biết nói cái chi! Thế là tiêu bốn năm dùi mài cái ngôn ngữ quỷ quái của Tolstoi và Tsekhov… Có điều nhờ đó đọc được nhiều sách toán của Nga rất rẻ (đúng là anh em vô sản có khác!). Thế là cứ “Khờ ra sô” với “Khờ ra xí” đến 4 năm, ra trường được 9 điểm tiếng Nga, hãnh diện vô cùng.

Tôi đến với tiếng Anh là bởi các thày ở Tổng hợp Saigòn cứ đưa sách báo về Toán bằng tiếng Anh cho đọc. Tiếng Anh và tiếng Pháp có họ hàng khá gần nên đọc tiếng Anh cũng không đến nỗi khó, vừa đọc vừa đoán! Ra trường, tôi làm thảo chương (programming) tại một công ty liên doanh với nước ngoài (tôi không được dạy ở Đại học, dù đã khẩn thiết xin, một phần vì lý lịch và phàn lớn chắc tại mình dốt dát chưa đủ “hồng và chuyên”). Cũng may, cái môi trường tin học lại ép tôi phải tiếp xúc với cái tiếng Anh ngọng nghịu đó nhiều hơn. Cái suy nghĩ “học tiếng Anh để đi du học/ra nước ngoài” không hề có trong đầu tôi lúc đó. Tiếng Anh chỉ là một công cụ để tôi học và làm công việc của mình cho tốt.

Tôi có dịp về VN, cách đây vài năm, cái sự học tiếng Anh cũng như nhu cầu của nó quả là không tưởng tưọng nổi vào cái thời mắm muối của tôi! Sách vở, tài liệu hỗ trợ, CDs, internet… đầy phố đầy phường! Thời tôi, cái hay nhất chỉ là bộ streamline và mấy cái cassette/tape nhão nhẹt vì đã qua nhiều lần sao chép. Nghe tiếng Tây xí xố thì phải lén bởi sợ mang cái label “phản động”. Giờ đây, Tây ba lô đầy đường, muốn tiếp xúc hay trao đổi thì “ra ngõ đã gặp anh hùng” rồi. Tôi nghĩ, thiên đường hẳn phải là đây cho những người lớp chúng tôi 10 năm trước! Gia đình nào cũng hiểu được sự quan trọng của tiếng Anh nên luôn khuyến khích con cái đi học thêm (điều kiện tài chính khá hơn rất nhiều so với thời xưa!). Đó là những dấu hiệu rất tốt!

Thế nhưng tôi được nghe vài tin khá buồn là dân Toán của ta đang xính vính với các kỳ thi tiếng Anh cần phải có để có thể xin học bổng du học!

Cái gì trục trặc vậy? Tôi tự trả lời tôi bằng cách nhìn vào các sai lầm của mình.

(Kỳ tới: Tự ti tự phụ)


 

Kinh nghiệm học Tiếng Anh

Mình muốn chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm học Tiếng Anh ( mình đã qua nhiều giai đoạn trong việc học tiếng Anh nên có ít nhiều kinh nghiệm)

1. Học tiếng Anh phải có mục tiêu cụ thể. VD: Tôi học để bỏ vào hồ sơ phỏng vấn xin việc, học để lấy bằng TOEFL, IELTS để nộp hồ sơ xin đi du học v..v. Nếu không lý do hoặc đại khái “Tôi học để biết thêm một ngoại ngữ”, không có gì sai nhưng mình nghĩ sẽ khó tập trung vào việc học nếu chung ta không biết cụ thể chúng ta học để làm gì.

2. Nếu các bạn học Toefl , mình xin có một số ý như sau. Học thi Toefl, mục tiêu chính chúng ta phải lấy Toefl trên bao nhiêu điểm (tùy theo từng người), vì vậy phải làm nhiều đề để rèn luyện kĩ năng làm bài. Việc sưu tập đề thi không khó, sách bán rất nhiều ngoài các tiệm sách, trên mạng cũng có nhiều chỗ để lấy về làm. Nhưng làm bài để hiệu quả thì mình đã làm như thế này. Mình bắt đầu làm y như mình đi thi không coi bài giải, không tra chỗ này chỗ kia. Nếu nhắm thấy làm hết tất cả các phần rất mệt (mất trên 3 tiếng đồng hồ) thì làm từng phần một nhưng phải hoàn thành hẳn một phần. Đừng đoán đại nhé, câu nào chọn cũng phải có lý do của nó, đại cũng chọn cái đáng chọn nhất (đừng thảy xúc sắc hay nhắm mắt chọn đại một câu, hoặc làm giữa chừng thấy mệt mệt nên làm cho xong mấy câu còn lại để còn coi lời giải). Sau khi làm xong bắt đầu tra lại đáp án. Lúc này hãy lưu ý thật kỹ những câu bạn làm sai và những câu bạn đoán . Hãy phân tích tại sao mình làm sai (lúc này phải dùng từ điển, sách vở để kiểm tra thật kỹ cái nào đúng cái nào sai ), ghi chép lại cẩn thận những lỗi này và đánh dấu câu mình làm sai đó lại. Sau này khi mình ôn lại , mình không cần ôn lại hết cả đề thi cũ mà mình chỉ làm lại những câu sai thôi, sẽ không mất thời gian nhiều ( câu đúng nếu bạn đã suy nghĩ và làm đúng thì dù làm lại trăm lần bạn vẫn làm đúng vậy thì ôn lại làm gì). Có những sai lầm khi làm đề : (1) Làm một lần không ngó lại đề đó nữa (lần sau gặp những đề tương tự mình nghĩ chỉ có được kết quả bằng lần trước, không thể hơn, vì mình có đề phòng lỗi sai đâu) (2) Làm chỉ để đếm số câu đúng (bạn sẽ không học được gì từ những lỗi sai và lần sau làm một đề tương tự điểm cũng sẽ như thế)
Các lỗi gài trong Toefl không nhiều. Trong khi làm bài tại nhà đừng ngán khi mình mắc lỗi sai. Vì mình sai càng nhiều thì mình sẽ càng ghi nhớ được nhiều lỗi sai và cứ làm thế sai quá đến lúc nào đó không thể sai được nữa thì nó sẽ đúng thôi ( và đó là lúc thi! )

3. Phần trên là thi lấy bằng. Bây giờ tới phần tiếng Anh giao tiếp . Khi mình qua đây, mình thậm chí không mở miệng nói được câu nào ra hồn vì thực tế ở Việt
Nam chúng ta có ít cơ hội để giao tiếp bằng tiếng Anh. Vậy mình nghĩ có một cách để thực hành một mình. Các bạn mua những cuốn về English conversations, những bài đàm thoại hằng ngày của người Anh, Mỹ. Học hết những cách họ dùng trong lối nói hằng ngày, học càng nhiều càng tốt. Ngoài ra cố gắng chú trọng âm cuối của mỗi từ, có âm cuối thì trong phát âm của mình cũng phải có . Mình thường nói lướt lướt những âm cuối câu, làm cho người đối diện rất khó nghe và hiểu. Cố gắng nói chậm một tí, phát âm rõ từng âm một. Còn một cái nữa, dùng câu chữ đơn giản, càng đơn giản thì càng dễ nói dễ hiểu.

4. Mình có biết một số nguồn để học tiếng Anh:
http://voanews.com/english/index.cfm
Trang này dùng để luyện nghe giọng chuẩn của Mỹ, có thể download bản tin nói lẫn bài viết về để luyện

http://www.cbsnews.com/
Trang này có thêm cả đoạn video. Khi đặt trong ngữ cảnh thì chúng ta sẽ dễ hiểu người ta nói gì hơn, tiếp thu sẽ nhanh hơn.

Ghi chú:
1. Tất cả những ý trên đây là kinh nghiệm của mình. Mình đã làm ngược lại trong thời gian dài và mất rất nhiều thời gian để khắc phục. Mình chỉ mong lưu ý sớm với những bạn đang học anh văn để đừng mắc phải thôi. Bài viết chưa hoàn chỉnh do mình nghĩ sao thì và viết ra vậy, mình sẽ viết lại hoàn chỉnh sau.
2. Mình học tiếng Anh không giỏi, và áp dụng những cách này mình đã qua được các kỳ thi tiếng Anh và nói được (tuy vẫn còn phải cải thiện nhiều). Nên các bạn vững tin nhé “nếu Hoằng còn học được Tiếng Anh thì các bạn đương nhiên học được”.
3. Một số anh chị em đọc bài này rất giỏi tiếng Anh và có rất nhiều kinh nghiệm. Nếu thấy có gì cần góp ý trong bài này thì xin góp ý cho mình để mình hoàn chỉnh cách học cho chính mình và chia sẻ để mọi người cùng học hỏi. Mục đích chính là làm sao cho việc học ngoại ngữ của chúng ta sẽ hiệu quả và đỡ mất thời gian của chúng ta hơn.